Bệnh ung thư da đang ngày càng da tăng do sự thay đổi của khí hậu và môi trường. Mẹ tôi cũng bị ung thư da vùng mặt và tôi đã tìm kiếm thông tin để giúp bà chữa trị đúng chổ. Vì vậy, tôi xin copy và đưa lên trên trang blog. Xin chân thành cảm ơn các tác giả và trang web/blog đã chia sẽ thông tin.
Thường xuyên ở ngoài nắng dễ bị ung thư da
Một trường hợp ung thư da mặt ở vùng môi.
Cách đây hơn một năm, bà T., 54 tuổi, làm ruộng ở Long An, phát hiện thấy trên mặt mình có một vết sẩn gây ngứa, khó chịu, càng gãi càng lan rộng. Bà T., đắp và thoa nhiều loại thuốc nhưng vẫn không khỏi. Gia đình đưa đến bệnh viện mới biết bà bị ung thư da mặt.
Theo số liệu mới đây của Trung tâm Ung bướu TP HCM, trong danh sách 10 bệnh ung thư hay gặp nhất, ung thư da bộc lộ (vùng da thường xuyên tiếp xúc với nắng như vùng mặt, cổ) đứng thứ năm ở nam giới cũng như ở nữ giới, chiếm 4% trong tổng số các trường hợp ung thư được điều trị.
Các dấu hiệu lâm sàng cần nghĩ đến ung thư da:
- Vết loét không tự liền dù đã bôi nhiều thứ thuốc.
- Cục sùi, vết sẩn biến đổi sậm màu to dần lên và gây ngứa, chạm vào dễ chảy máu.
- Đám thâm nhiễm cứng, sậm màu.
- Tổn thương trên da chạm vào dễ chảy máu.
- Sẹo cũ lâu năm bỗng trở nên khác thường khó chịu.
Biện pháp phòng ngừa:
Những người thường xuyên làm việc ngoài trời, phơi mặt dưới ánh nắng cần đội nón rộng vành, dùng khăn che.
Chú ý cảnh giác với những bất thường trên da. Không được tự ý phá các nốt ruồi hoặc đắp thuốc không rõ loại mà phải đến khám và điều trị tại các bác sĩ chuyên khoa răng hàm mặt hoặc da liễu.
Nghiên cứu vừa công bố của bác sĩ Phan Thị Ngọc Hà, Bệnh viện Nhân dân Gia định TP HCM, cho thấy, trong tất cả các loại ung thư da bộc lộ, ung thư da tế bào đáy chiếm tỷ lệ cao nhất (90%) đặc biệt ở vùng cổ, mặt. 2/3 bệnh nhân ung thư da đều làm nghề thường xuyên phơi mặt dưới ánh nắng mặt trời như làm ruộng, làm vườn, nuôi tôm cá, đánh bắt thủy sản, bốc xếp. Sự phơi nắng thường xuyên, tiếp xúc với tia cực tím liên tục trong thời gian dài do nghề nghiệp bắt buộc, là yếu tố thuận lợi quan trọng nhất cho việc phát sinh ung thư da mặt cũng như ung thư da bộc lộ nói chung.
Về cơ địa bệnh lý và tổn thương tiền ung thư, nhiều tác giả đã lưu ý rằng một số tổn thương da có sẵn dễ bị ung thư hơn như sẹo cũ, vết loét do chiến tranh, trầy, bỏng trong tai nạn.... Các nghiên cứu cũng thống nhất nhận định những người thuộc dân tộc da sáng màu có tỷ lệ ung thư da bộc lộ cao hơn so với các dân tộc da màu.
Cũng theo bác sĩ Hà, điều trị ung thư da hiện nay chỉ có một phương pháp duy nhất là cắt bỏ vùng da, tạo vạt da tại chỗ, đôi khi kết hợp hóa trị và xạ trị. Tuy nhiên, ở nước ta, ung thư da mặt thường phát hiện muộn, khi khối u đã lan rộng trong khoảng 10-30 mm hoặc lớn hơn nữa. Điều này gây khó khăn cho việc điều trị vì cùng với sự lan rộng, khối u có xu hướng xâm lấn sâu. Hậu quả phải cắt bỏ rộng làm cho thiếu mô nhiều, khó cho việc tạo hình ở mặt và sẽ cho kết quả kém về thẩm mỹ.
Thiên Phúc
http://vnexpress.net/gl/suc-khoe/2003/11/3b9cd09e/
Dùng tia cực tím trong điều trị ung thư
Dưới đây là phiên bản cache tại địa chỉ: http://vietnamnet.vn/khoahoc/2007/10/752152/
Trong thử nghiệm trên chuột, các nhà khoa học đã có thể làm cho các loại thuốc chống ung thư hoạt động hiệu quả hơn bằng cách dùng ánh sáng tia cực tím để “quản lý” các kháng thể có trong thuốc.
Từ trước đến nay, các kháng thể đơn dòng (monoclonal antibodies) được xem là vũ khí hữu hiệu để tiêu diệt ung thư, nhưng điều gây trở ngại trong điều trị là chúng cũng có thể tấn công cả những tế bào lành mạnh.
Liệu pháp sử dụng kháng thể có sự hỗ trợ của tia cực tím được đánh giá là có triển vọng nâng cao hiệu quả điều trị ung thư (Ảnh: BBC)
Nhưng hiện nay, các nhà khoa học Anh cho biết họ đã có thể khắc phục tình trạng này bằng cách sử dụng ánh sáng tia cực tím (ultraviolet) để kiểm soát hoạt động của các loại thuốc có nguồn gốc từ kháng thể.
Nhóm nghiên cứu, dưới sự hướng dẫn của giáo sư Colin Self thuộc Trường Đại học Newcastle, đã bao bọc các kháng thể bằng một lớp dầu hữu cơ nhạy cảm với ánh sáng; lớp vỏ bọc này có tác dụng ức chế hoạt động của các kháng thể cho đến khi chúng được chiếu bằng tia cực tím.
Trong kỹ thuật mới này, các chuyên gia cho biết các kháng thể được bao bọc đó chỉ hoạt động trở lại khi chúng được chiếu bằng tia cực tím. Nói cách khác, khi chiếu tia cực tím vào khối u, các kháng thể ở đó sẽ được “đánh thức” để tấn công tế bào ung thư.
Giáo sư Self phát biểu: “Rất khó để làm cho các kháng thể tấn công chính xác vào tế bào ung thư. Chúng có thể hoạt động ở những nơi mà chúng ta không hề muốn”. Do đó, liệu pháp này sẽ giúp tránh thương tổn cho tế bào lành, vì những kháng thể được bao bọc này chỉ hoạt động khi được kích hoạt bằng tia cực tím.
Ngày 30/10, trong một bài viết trên tạp chí ChemMedChem, các chuyên gia cho biết họ đã thử nghiệm kỹ thuật mới này trên 6 con chuột bị ung thư buồng trứng. Kết quả là thuốc mang kháng thể được “chỉ đạo” của tia cực tím đã giết chết tế bào ung thư ở 5 con chuột, mà không gây ảnh hưởng gì đến các tế bào lành mạnh.
Nhóm nghiên cứu cho rằng với liệu pháp này, bệnh nhân có thể được điều trị ngoại trú – tức là cứ đến bệnh viện để được tiêm các kháng thể đã được xử lý, rồi chờ không tới 1 tiếng đồng hồ để được chiếu tia cực tím trong vài phút.
Theo giáo sư Self, những thử nghiệm lâm sàng trên con người sẽ được thực hiện vào đầu năm tới. Tuy nhiên, ông cho biết hiện vẫn còn rất nhiều khó khăn cần vượt qua, trong đó có vấn đề kinh phí, trước khi liệu pháp này có thể được sử dụng trong thực tế.
Liệu pháp mới này đã nhận được sự hoan nghênh của một số nhà y học. Bà Josephine Querido, chuyên gia thông tin khoa học của Viện Nghiên cứu Ung thư Anh, phát biểu: “Phát triển những phương thức tấn công tế bào ung thư mà không làm hại các mô lành là một điều tối quan trọng trong điều trị ung thư”.
Bà nói: “Mặc dù chỉ mới ở giai đoạn đầu, nhưng liệu pháp này rất có triển vọng. Chúng tôi quan tâm chờ đợi những kết quả tiếp theo”. Nói chung, liệu pháp sử dụng kháng thể có sự hỗ trợ của tia cực tím được các chuyên gia đánh giá là có khả năng nâng cao hiệu quả điều trị ung thư.
• Vĩnh Thọ (Theo BBC, Reuters)
http://www.tin247.com/dung_tia_cuc_tim_trong_dieu_tri_ung_thu-12-21230558.html
Hiểu về ung thư da
Tags: ung thư biểu mô, thông tin cơ sở, Ung thư da, tế bào cơ, triệu chứng bệnh, bệnh nan y, ánh nắng, tiếp xúc, ác tính, phát hiện, phát triển, phòng tránh, bạn, hiểu, việc
Một số thông tin cơ sở sau giúp bạn hiểu về căn bệnh nan y này và cách phòng tránh cũng như các triệu chứng bệnh để sớm phát hiện điều trị kịp thời.
Ung thư da – những hiểu biết cơ bản
Ung thư da được chia làm 2 loại: u ác tính và u lành tính.
Ung thư da dạng u lành tính bao gồm ung thư biểu mô tế bào cơ sở và ung thư biểu mô tế bào vảy. Cả hai đều phát triển chậm và là hậu quả của việc tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời trong nhiều năm trước đó.
Ung thư biểu mô tế bào cơ sở xuất hiện trên vùng da tiếp xúc thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng của cơ thể.
Ban đầu bệnh nhân chỉ thấy một khối u nhỏ không gây đau đớn màu hồng hay nâu xám. Khối u này trơn nhẵn nổi tụ các mạch máu và có viền màu sáp hoặc ngọc trai. Dần dần khối u phát triển và lõm vào giữa trong khi rìa khối u có dạng vân cuộn tròn.
Ung thư biểu mô tế bào vảy thường tác hại trên vùng da mặt. Ban đầu bệnh là vùng da sẹo dày, sau đó phát triển thành một khối u cứng không đau màu nâu đỏ có hình dạng bất thường. Dần dần khối u phát triển thành ung thư ác tính tái phát và không thể chữa được.
Ung thư da ác tính thường liên quan đến sắc tố da và rất nguy hiểm. Nguyên nhân chính là do tiếp xúc ánh nắng mặt trời và bệnh có thể xuất hiện trên bất cứ vùng da nào của cơ thể.
Bệnh thường bắt đầu bằng sự xuất hiện các đốm sẫm màu bất thường phát triển nhanh trên vùng da khỏe mạnh bình thường hoặc một nốt ruồi đột nhiên thay đổi hình dáng, màu sắc, kích thước và có đường viền bất thường, chảy máu, ngứa ngáy, nổi vảy cứng hoặc đỏ hơn.
Lát cắt vùng da ung thư biểu mô tế bào cơ sở
Mức độ phổ biến của bệnh
Ung thư da đang ngày càng phổ biến. Số trường hợp mắc bệnh đã tăng gấp đôi trong vòng 20 năm vừa qua.
Riêng tại Anh quốc, hằng năm phát hiện thêm 65 ngàn trường hợp ung thư da lành tính và hơn 8 ngàn ca ung thư da ác tính. Ung thư da lành tính có thể chữa khỏi nếu như được chẩn đoán sớm.
Nhưng mỗi năm vẫn có khoảng 1.800 người chết do ung thư ác tính. Đây thực sự là điều đáng tiếc vì 80% các trường hợp ung thư đó có thể phòng tránh được.
Nguyên nhân
Các tia UV độc hại trong ánh nắng mặt trời chính là tác nhân gây ung thư da khi chúng ta tiếp xúc quá nhiều với ánh mặt trời.
Việc phơi nắng thực sự không có lợi cho da mà ngược lại sẽ gây tổn hại cho da bởi vì việc tắm nắng sẽ khiến da lão hóa nhanh hơn và tăng nguy cơ mắc ung thư da.
Những đối tượng nguy cơ cao
Những người da sáng thường nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời. Da họ dễ nổi đỏ và nóng rát khi phơi nắng. Những người da sáng có nhiều nốt ruồi càng có nguy cơ cao hơn với ung thư da cũng như những người tiếp xúc trực tiếp ánh nắng thường xuyên.
Hiện nay người ta cho rằng tắm nắng trong kì nghỉ khoảng 2 tuần cũng đủ gia tăng nguy cơ mắc ung thư da ác tính.
Phụ nữ dễ mắc ung thư da ác tính hơn nam giới. Đây là một trong những bệnh ung thư thường gặp nhất trên các đối tượng trẻ tuổi từ 20 đến 35. Những người làm việc ngoài trời có nguy cơ mắc ung thư da ác tính thấp hơn so với người làm việc trong nhà xưởng, văn phòng.
Ung thư da lành tính thường gặp ở nam giới hơn so với phụ nữ và những người lớn tuổi, kể cả những người đã từng thường xuyên làm việc ngoài trời.
Việc tiếp xúc ánh nắng thường xuyên ở độ tuổi thiếu nhi và thiếu niên sẽ dẫn đến nguy cơ ung thư da về sau nên cần tăng cường bảo vệ trẻ em khỏi ánh nắng mặt trời.
Cẩn thận với các nốt ruồi
Đa số các nốt ruồi không phải là tế bào ung thư, nhưng bạn cũng nên cẩn thận với các u sắc tố này trên cơ thể mình.
Hãy theo dõi thật kĩ các nốt ruồi nhất là khi chúng có các triệu chứng bất thường như đột nhiên đổi màu, phát triển to hơn, trở nên ngứa ngáy hoặc sưng viêm, chảy nước hoặc chảy máu.
Ngay khi phát hiện những thay đổi hay các dấu hiệu khiến bạn lo lắng về các nốt ruồi, bạn hãy đến gặp các bác sĩ để được kiểm tra kịp thời.
Nếu phát hiện ung thư da, bạn có thể được điều trị bằng cách phẫu thuật loại bỏ các tế bào ung thư, hóa trị, xạ trị hoặc trị liệu bằng phương pháp sinh học, tùy vào từng loại ung thư da.
Cách phòng tránh ung thư da
Cách tốt nhất để phòng tránh ung thư da là hạn chế tiếp xúc ánh nắng mặt trời.
Không nên tắm nắng quá độ. Bạn cũng có thể đang phơi nắng quá nhiều khi đi lại mua sắm hoặc chạy xe trên phố mà không che chắn bảo vệ da. Và ngay cả khi trời râm do mây phủ vào giờ mặt trời chiếu sáng cường độ mạnh nhất trong ngày, bạn vẫn có thể cháy nắng trong thời tiết râm mát này.
Sau đây là một số cách bảo vệ bạn và gia đình khỏi ánh nắng mặt trời:
• Ở trong mát, tránh ánh nắng vào khoảng 11 giờ sáng đến 3 giờ chiều hằng ngày.
• Mặc quần áo dày và kín vừa phải, đội nón rộng vành, đeo kính râm khi ra nắng.
• Uống nhiều nước vào những ngày quá nóng.
• Không nên sử dụng các loại đèn chiếu phơi nắng và ghế phơi nắng.
Theo timnhanh
http://vietbao.vn/Suc-khoe/Hieu-ve-ung-thu-da/70068583/248/
Ung thư da do chữa bệnh sai cách
Tags: Ung thư da, tia cực tím, thạch tín, điều trị, sử dụng, chữa bệnh, bệnh da, tế bào, thuốc, dùng, uống, thấy, suyễn
Uống đông dược chữa suyễn thấy dễ chịu, ăn ngon... không ngờ hàng chục năm sau bị ung thư da vì thuốc có chứa thạch tín. Có người dùng tia cực tím chữa bệnh da nhưng dùng không đúng cách lâu ngày cũng bị ung thư da!
BS Hoàng Văn Minh - bộ môn da liễu Trường đại học Y dược TP.HCM - cho biết:
- Qua các trường hợp nhập viện, chúng ta thấy có hai yếu tố tạo điều kiện cho sự khởi phát ung thư da thường gặp nhất là tia tử ngoại và thạch tín (arsenic). Suyễn là một bệnh mãn tính khó trị, thường bệnh nhân uống thuốc tây thấy không giảm nên chuyển sang thuốc bắc.
Trong thuốc bắc có thạch tín ngoài tác dụng trị suyễn còn kích thích ăn ngon, do đó khi người bệnh dùng thuốc này thấy dễ chịu và ăn uống được nên dùng trong thời gian dài mà hậu quả là 5-20 năm sau mới có triệu chứng của da do ngộ độc thạch tín mãn tính.
Thạch tín là chất rất độc, nếu sử dụng liều cao có thể gây chết người, nhưng liều thấp - xưa kia có dùng điều trị một số bệnh ngoài da - từ những năm 1970 đã bị cấm sử dụng. Nhưng thuốc đông y dùng chữa suyễn có chứa thạch tín lại bán trôi nổi trên thị trường... rất nguy hiểm.
Triệu chứng ngoài da của ngộ độc thạch tín mãn tính là: rối loạn sắc tố da - da có chỗ trắng, chỗ đen tạo thành hình ảnh giống như hạt mưa rơi. Lòng bàn tay, bàn chân dày sừng, một số trường hợp chỗ dày sừng bị loét tạo thành ung thư. Nhưng không phải ai uống thạch tín cũng bị ung thư.
Trong nông nghiệp, hiện nay thạch tín vẫn còn được sử dụng trong thuốc trừ sâu, đã có một số trường hợp bệnh nhân phong sử dụng thuốc trừ sâu bị ung thư da. Có thể do tiếp xúc qua tay, hít phải.
Vai trò sinh ung thư của tia cực tím từ ánh sáng mặt trời đã được nói đến rất nhiều... Với tia cực tím nhân tạo (chiếu tia cực tím), ung thư da xuất hiện từ từ sau nhiều lần chiếu . Khi sử dụng, ít nhất phải biết tia cực tím loại nào (ultra A, B), phải biết liều sinh học (chiếu lên da đỏ vừa - nổi hồng, không được vượt mức).
Ngoài liều sinh học còn kỹ thuật chiếu: phải chiếu đúng vị trí, khoảng cách, bảo vệ mắt và bảo vệ phần da không được chiếu. Khi sử dụng phải đeo kính râm; đã có trường hợp bị đục thủy tinh thể do không có kính bảo vệ mắt.
Vì vậy không nên tự mua về sử dụng. Nếu cần điều trị với tia cực tím phải do nhân viên y tế thực hiện. Trong lúc đang điều trị với tia cực tím cũng không nên uống các thuốc “bắt nắng” (nhạy cảm ánh sáng) làm tăng sự hấp thu tia tử ngoại, gây ra những phản ứng độc tế bào do ánh sáng.
+ Ung thư da có điều trị được không?
- Ung thư da thường gặp được chia làm hai loại: u sắc tố và không phải u sắc tố. Trong ung thư không phải u sắc tố có hai loại thường gặp nhất là ung thư tế bào đáy -chỉ xâm lấn phá hủy tại chỗ và hiếm cho di căn, và ung thư tế bào gai - ngoài xâm lấn phá hủy tại chỗ còn cho di căn xa.
Ung thư da điều trị được nếu phát hiện sớm. Nhưng đối với các trường hợp ung thư da do di căn từ một bệnh ung thư khác thì không điều trị được.
+ Nếu được cảnh báo có thể tránh bệnh?
- Riêng ngộ độc thạch tín mãn tính có thể phòng ngừa hoàn toàn bằng cách tuyệt đối không sử dụng các loại thuốc có chứa thạch tín, qua việc kiểm soát chặt chẽ các phòng khám đông y và kết hợp giáo dục sức khỏe cho bệnh nhân.
Đối với bệnh nhân đã sẵn có bệnh da, đặc biệt là bệnh da nhạy cảm ánh sáng cần được thầy thuốc tư vấn hướng dẫn thật kỹ cách phòng tránh nắng để phòng ngừa ung thư da trên bệnh da có sẵn.
+ Xin cảm ơn BS.
KIM SƠN thực hiện
Bà M., 63 tuổi, phải nhập viện vì loét da ở mặt trong cổ tay từ bốn năm qua điều trị không khỏi. Cách đây khoảng mười năm có uống thuốc bắc để điều trị suyễn trong suốt một tháng rưỡi.
Cho làm xét nghiệm tìm thạch tín trong tóc: 0,05 ppm, trong nước tiểu: 4 ppm. Kết quả sinh thiết là ung thư tế bào đáy, phải phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ tổn thương, lấy một mảnh da ở mặt trước trên cánh tay trái ghép vào...
Ông Ng.V. X., 31 tuổi, nhập viện vì đỏ da toàn thân do vẩy nến. Bệnh nhân bị khô da bẩm sinh và vẩy nến toàn thân từ năm 1985, đã điều trị thuốc nhưng không đáp ứng và được chiếu tia cực tím nhiều lần.
Đến năm 1998 xuất hiện một nốt màu đen trên nền da vẩy nến gây ngứa và đau nhức. Khi vào viện khám thấy những u sùi màu đen, bóp thấy đau. Kết quả sinh thiết u sùi là ung thư tế bào
http://vietbao.vn/Suc-khoe/Ung-thu-da-do-chua-benh-sai-cach/40117574/248/
Hàng trăm người ung thư da mỗi năm
Tags: Việt Nam, Hội Ung, GS Phạm Thụy Liên, ung thư biểu mô, Ung thư da, tiếp xúc với, biểu mô tuyến, mỗi năm, ánh nắng, mặt trời, hàng trăm, có thể, hắc tố, người, nhiễm
“Mỗi năm, Việt Nam có hàng trăm ca ung thư da và chủ yếu do phơi nhiễm dưới ánh nắng mặt trời” - GS Phạm Thụy Liên, Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam, nói.
Mỗi năm toàn thế giới có 60.000 người chết vì dầm mình trong nắng quá nhiều, WHO cho biết hôm 27/7/2006.
“Trong số 60.000 người chết, có 48.000 ca do u hắc tố và 12.000 do các bệnh ung thư da khác” - báo cáo Gánh nặng toàn cầu bệnh tật do bức xạ bực tím mặt trời của WHO ước tính.
WHO tin rằng hơn 1,5 triệu “số năm sống mất đi điều chỉnh theo mức độ tàn tật” (disability-adjusted life years - DALYS) - một chỉ số đánh giá gánh nặng bệnh tật - bị mất mỗi năm trên toàn thế giới do phơi nhiễm quá nhiều với bức xạ cực tím có ánh nắng mặt trời.
Hàng trăm người Việt Nam ung thư da mỗi năm
Tính riêng ung thư hắc tố, một trong bốn loại ung thư da chính, theo GS Liên, mỗi năm nước ta phát hiện trung bình 56 ca. Ung thư hắc tố thường khởi đầu từ một nốt ruồi lành, tàn nhang hoặc một đám sắc tố bẩm sinh nhưng cũng có thể phát triển ở chỗ da bình thường.
Người da vàng có tỷ lệ mắc ung thư da ở mức trung bình so với da trắng và da đen. Vì thế, số ung thư da hàng năm ở mức vài trăm người ở nước ta là đáng báo động.
Bốn loại ung thư da chính
Đó là: ung thư biểu mô tế bào đáy, ung thư biểu mô gai sừng hóa, ung thư hắc tố, và ung thư xuất phát từ các tuyến dưới da.
Loại thứ nhất thường hay gặp ở vùng da hở, tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Ung thư này có khả năng chữa khỏi 100%.
Loại thứ hai thường phát triển từ sẹo bỏng hoặc vết loét lâu ngày. Loại này hay dẫn đến di căn hạch và có thể gây tử vong cao nếu không được chẩn đoán sớm và điều trị hợp lý.
Loại thứ ba thường khởi đầu từ một nốt ruồi lành, tàn nhang hoặc một đám sắc tố bẩm sinh (bớt) nhưng cũng có thể phát triển ở chỗ da bình thường.
Loại thứ tư, các tuyến dưới da hay bị gồm ung thư biểu mô tuyến mồ hôi, ung thư biểu mô tuyến ngoại tiết, và ung thư biểu mô tuyến bã.
Triệu chứng và dấu hiệu
- Vết loét dai dẳng, thỉnh thoảng lại chảy máu hoặc có thể khỏi trong từng thời kỳ
- Những thay đổi tại một vùng da bị sừng hóa do ảnh hưởng của ánh nắng mặt trời như chảy máu, loét, cục nhỏ...
- Loét hay nổi cục tại vùng da được tia xạ từ trước hoặc tại một vết sẹo hay một đường dò
- Một vết đốm nhỏ nhạt mãn tính với xước nhẹ.
Đấy là chưa kể, “Hệ thống ghi nhận ung thư ở Việt Nam chưa hoàn thiện nên chắc chắn chưa thể có con số thực” - Một chuyên gia ung thư nói.
Các bác sỹ nói quặng phóng xạ và, nhất là tia cực tím trong ánh nắng mặt trời (UVR) rất có thể là nguyên nhân của ung thư da.
Theo PGS.TS Nguyễn Bá Đức - Giám đốc BV Ung thư Trung ương, nam giới vốn ít đội mũ nón hơn khi ra ngoài nắng, có nguy cơ mắc cao hơn nữ 1,5 lần. Phơi nhiễm dưới ánh nắng mặt trời là yếu tố nguy cơ cao nhất gây ung thư da, gây tổn thương và đột biến tế bào da.
Đặc biệt, “Phơi nhiễm bức xạ cực tím ngắt quãng có nguy cơ mắc ung thư da cao hơn so với phơi nhiễm liên tục” - PGS.TS Đức nói - “Trẻ em phơi nhiễm dưới ánh nắng mặt trời nguy hiểm hơn so với người lớn”.
Đi tìm ánh nắng an toàn
Vẫn theo PGS. TS Nguyễn Bá Đức, may mắn là ung thư da dễ chẩn đoán và có thể điều trị khỏi hoàn toàn nếu phát hiện sớm.
TS Marina Neira cũng cho rằng “các bệnh do UVR như u hắc tố ác tính, đục nhân mắt, và các bệnh ung thư da khác hầu hết đều có thể ngăn cản được bằng các biện pháp đơn giản”.
Lời khuyên muôn thuở đầu tiên là việc hầu như ai cũng biết nhưng hay xem thường. Đó là che đầu, mặt, cổ hoặc tận dụng bóng râm khi đi ngoài nắng. Về trang phục, các bác sỹ khuyến cáo nên mặc quần áo nhiều màu hoặc tối màu bằng các chất liệu tự nhiên.
Trẻ nhỏ, nhất là trẻ sơ sinh, được đề nghị tránh phơi nắng quá nhiều và tập cho tiếp xúc với “ánh nắng an toàn” để trở thành thói quen hàng ngày. Cũng cần chú ý thường xuyên vệ sinh da sạch sẽ, tránh và điều trị kịp thời các triệu chứng viêm nhiễm trên da.
Các bác sỹ còn khuyên một số đối tượng hoặc vùng da đặc biệt cần tránh UVR. Đó là những người có vết sẹo bỏng cũ hoặc có vết loét, ổ viêm nhiễm lâu ngày, những người có nước da trắng sáng, người làm việc trong môi trường tiếp xúc với tia phóng xạ, hóa chất như thợ mỏ uranium, thạch tín (arsenic).
Vùng da có một số bệnh lý có sẵn sau đây cũng tránh xa UVR: Nốt ruồi, tàn nhang, xơ da quang hóa, bệnh xơ da nhiễm sắc, viêm da mãn tính hoặc chấn thương da, hội chứng nốt ruồi loạn sản (nốt ruồi to hoặc sùi lên).
Q.D
Việt Báo (Theo_Tien_Phong)
http://vietbao.vn/Suc-khoe/Hang-tram-nguoi-ung-thu-da-moi-nam/70056736/248/
Phát hiện và phòng ung thư da
Tags: Hội Ung, GS Phạm Thụy Liên, ung thư biểu mô, Ung thư da, tiếp xúc với, biểu mô tuyến, ánh nắng, mặt trời, có thể, phát hiện, mỗi năm, nốt ruồi, nhiễm, phơi, VN
Ánh nắng mặt trời cần thiết để tổng hợp vitamin D song cũng rất nguy hiểm cho cơ thể nếu chúng ta nhận quá nhiều
“Mỗi năm, VN có hàng trăm ca ung thư da và chủ yếu do phơi nhiễm dưới ánh nắng mặt trời”, GS Phạm Thụy Liên, Chủ tịch Hội Ung thư VN nói.
Hàng trăm người VN ung thư da mỗi năm
Tính riêng ung thư hắc tố, một trong bốn loại ung thư da chính, theo GS Liên, mỗi năm nước ta phát hiện trung bình 56 ca. Ung thư hắc tố thường khởi đầu từ một nốt ruồi lành, tàn nhang hoặc một đám sắc tố bẩm sinh nhưng cũng có thể phát triển ở chỗ da bình thường.
Người da vàng có tỷ lệ mắc ung thư da ở mức trung bình so với da trắng và da đen. Vì thế, số ung thư da hàng năm ở mức vài trăm người ở nước ta là đáng báo động.
Đấy là chưa kể, “Hệ thống ghi nhận ung thư ở VN chưa hoàn thiện nên chắc chắn chưa thể có con số thực”, một chuyên gia ung thư nói.
Triệu chứng và dấu hiệu
- Vết loét dai dẳng, thỉnh thoảng lại chảy máu hoặc có thể khỏi trong từng thời kỳ
Bốn loại ung thư da chính
- Ung thư biểu mô tế bào đáy: Loại thứ nhất thường hay gặp ở vùng da hở, tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Ung thư này có khả năng chữa khỏi 100%.
- Ung thư biểu mô gai sừng hóa: Loại thứ hai thường phát triển từ sẹo bỏng hoặc vết loét lâu ngày. Loại này hay dẫn đến di căn hạch và có thể gây tử vong cao nếu không được chẩn đoán sớm và điều trị hợp lý.
- Ung thư hắc tố: Thường khởi đầu từ một nốt ruồi lành, tàn nhang hoặc một đám sắc tố bẩm sinh (bớt) nhưng cũng có thể phát triển ở chỗ da bình thường.
- Ung thư xuất phát từ các tuyến dưới da: Các tuyến dưới da hay bị gồm ung thư biểu mô tuyến mồ hôi, ung thư biểu mô tuyến ngoại tiết, và ung thư biểu mô tuyến bã.
- Những thay đổi tại một vùng da bị sừng hóa do ảnh hưởng của ánh nắng mặt trời như chảy máu, loét, cục nhỏ...
- Loét hay nổi cục tại vùng da được tia xạ từ trước hoặc tại một vết sẹo hay một đường dò
- Một vết đốm nhỏ nhạt mãn tính với xước nhẹ.
Nguyên nhân
Các bác sĩ cho biết quặng phóng xạ và nhất là tia cực tím trong ánh nắng mặt trời (UV) rất có thể là nguyên nhân của ung thư da.
Theo PGS.TS Nguyễn Bá Đức - Giám đốc BV Ung thư Trung ương, nam giới vốn ít đội mũ nón hơn khi ra ngoài nắng, có nguy cơ mắc cao hơn nữ 1,5 lần. Phơi nhiễm dưới ánh nắng mặt trời là yếu tố nguy cơ cao nhất gây ung thư da, gây tổn thương và đột biến tế bào da.
Đặc biệt, “phơi nhiễm bức xạ cực tím ngắt quãng có nguy cơ mắc ung thư da cao hơn so với phơi nhiễm liên tục” - PGS.TS Đức nói. “Trẻ em phơi nhiễm dưới ánh nắng mặt trời nguy hiểm hơn so với người lớn”.
Đi tìm ánh nắng an toàn
Theo PGS. TS Nguyễn Bá Đức, may mắn là ung thư da dễ chẩn đoán và có thể điều trị khỏi hoàn toàn nếu phát hiện sớm. Một chuyên gia khác, TS Marina Neira, cũng cho rằng “các bệnh do UVR như u hắc tố ác tính, đục nhân mắt, và các bệnh ung thư da khác hầu hết đều có thể ngăn cản được bằng các biện pháp đơn giản”.
Lời khuyên muôn thuở đầu tiên là việc hầu như ai cũng biết nhưng hay xem thường. Đó là che đầu, mặt, cổ hoặc tận dụng bóng râm khi đi ngoài nắng. Về trang phục, các bác sĩ khuyến cáo nên mặc quần áo nhiều màu hoặc tối màu bằng các chất liệu tự nhiên.
Trẻ nhỏ, nhất là trẻ sơ sinh, được đề nghị tránh phơi nắng quá nhiều và tập cho tiếp xúc với “ánh nắng an toàn” để trở thành thói quen hàng ngày. Cũng cần chú ý thường xuyên vệ sinh da sạch sẽ, tránh và điều trị kịp thời các triệu chứng viêm nhiễm trên da.
Các bác sĩ còn khuyên một số đối tượng hoặc vùng da đặc biệt cần tránh tia UV. Đó là những người có vết sẹo bỏng cũ hoặc có vết loét, ổ viêm nhiễm lâu ngày, những người có nước da trắng sáng, người làm việc trong môi trường tiếp xúc với tia phóng xạ, hóa chất như thợ mỏ uranium, thạch tín (arsenic).
Vùng da có một số bệnh lý có sẵn sau đây cũng tránh xa tia UV: Nốt ruồi, tàn nhang, xơ da quang hóa, bệnh xơ da nhiễm sắc, viêm da mãn tính hoặc chấn thương da, hội chứng nốt ruồi loạn sản (nốt ruồi to hoặc sùi lên).
Theo Tiền phong
http://vietbao.vn/Suc-khoe/Phat-hien-va-phong-ung-thu-da/40153187/250/
10 câu hỏi về ung thư da
Bạn biết gì về ung thư da? Bạn sẽ làm gì nếu phát hiện nhiều sắc tố trên cơ thể? Làm sao để ngăn ngừa? 10 giải đáp dưới đây sẽ giúp bạn thông suốt.
1. Tại sao phải kiểm tra ung thư da kể cả ở những phần có thể không bao giờ tiếp xúc với ánh nắng?
Có hơn 90% sắc tố phát sinh do tiếp xúc với ánh nắng. Tuy nhiên có một số bệnh ung thư da không liên hệ đến các tia tử ngoại. Vì vậy, bạn có thể có nhiều sắc tố ở các bộ phận chẳng hề "ra nắng" như lòng bàn chân, dưới móng...
Những tổn thương da đầu ở phụ nữ, thường ít xảy ra, cũng không phải do tiếp xúc ánh nắng.
2. Có phải tắm nắng trong nhà kính sẽ an toàn hơn so với nắng trực tiếp?
Hiện chưa có dữ liệu nào so sánh về độ an toàn của hai phương pháp trên. Như chúng ta đã biết, tia UVA và UVB từ mặt trời đều có thể gây ung thư da, tuỳ theo mức độ hấp thụ của mỗi người. Chính vì vậy, chúng ta không thể khẳng định được cách nào tốt hơn. Nhưng cả hai cách trên đều không an toàn trọn vẹn.
3. Điều trị bằng thuốc hoặc hormone thay thế có thể làm tăng nguy cơ bị sắc tố. Sự thật ra sao?
Chưa có bằng chứng nào hoặc dấu hiệu cụ thể nào ngăn cản hay khuyến khích bệnh nhân điều trị bằng phương pháp trên. Bởi vì cũng có thể làm tăng rủi ro phát triển sắc tố.
4. Đối với những phụ nữ đang mang thai, con của họ có bị còi xương không nếu họ luôn tránh hoặc không tiếp xúc với ánh nắng?
Bệnh còi xương có nguyên nhân do thiếu hụt Vitamin D. Chúng được hấp thụ nhiều vào cơ thể qua ánh nắng. Bạn chỉ nên phơi nắng vào lúc 7 - 8 giờ, mỗi lần 15 - 30 phút, tránh nắng gắt.
Vào giữa mùa hè, chỉ cần tắm nắng khoảng 5 phút. Theo nghiên cứu, cơ thể trẻ em tổng hợp Vitamin D tốt hơn người lớn. Bạn có thể bổ sung Vitamin D bằng thực phẩm có chứa chất này.
5. Sắc tố khác với ung thư da như thế nào?
Sắc tố luôn luôn xuất hiện từ tế bào sắc tố định hình, hay còn gọi là tế bào biểu bì tạo sắc tố. Những tế bào này thường xuất hiện trên da.
Trong ba loại ung thư da, ung thư biểu mô là phổ biến nhất, nhưng ít gây tử vong. Tế bào biểu mô có vảy không phổ biến và tỉ lệ tử vong là 1/100.
Sắc tố ít phổ biến, nhưng dễ tử vong. Khi sắc tố có độ dày 4mm, khả năng chữa trị của người bệnh chỉ còn 50%. Tuy nhiên, điều kiện quyết định để bạn chữa dứt bệnh này là phát hiện sớm (95%).
6. Nên đến đâu để kiểm tra da?
Khi có những lo âu về da, bác sĩ chuyên khoa da liễu là người đầu tiên bạn cần liên hệ. Đăc biệt là khi cơ thể bạn đột ngột xuất hiện những vết tàn nhang, nốt ruồi hoặc trong gia đình có người từng bị ung thư. Nên khám định kỳ 4 tháng/lần. Người lớn tuổi (trên 50) nên kiểm tra thường xuyên hơn.
Bệnh ung thư rất ít khi xuất hiện ở tuổi dậy thì, nhưng thanh niên có thể mắc phải. Tỉ lệ ngày càng tăng cao khi người ta lớn tuổi. Vì vậy nếu bạn thấy có dấu hiệu thay đổi như tàn nhang, nốt ruồi to dần, lan dần ra... nên kiểm tra ngay.
Khám tại: Bệnh viện Da liễu, 79B Nguyễn Khuyến, Hà Nội; 2 Nguyễn Thông, Q.3, TP.HCM.
7. Sắc tố có gây đau đớn gì không?
Không, chỉ khoảng 10% trên tổng số ca bệnh có triệu chứng ngứa. Giống như phần lớn các bệnh ung thư trong giai đoạn đầu, các sắc tố không gây đau.
Chúng chỉ làm bạn đau cho tới khi lan rộng ra các phần của cơ thể, nơi có các dây thần kinh. Nhưng dấu hiệu đầu tiên của sắc tố này luôn thay đổi. Ở giai đoạn cuối, người bệnh có thể bị chảy máu.
8. Sắc tố trông thế nào?
Thường có màu nâu vàng, nâu sậm, đen hoặc những đốm đỏ, hồng xuất hiện trên da. Những vết này có hình bẹt, lan rộng dần và phát triển rất nhanh. Chúng khác nhau về màu sắc, hình dáng nhưng giống nhau ở chỗ thay đổi màu, hình dạng và kích cỡ.
9. Không khi nào ra khỏi cửa, có thể bị ung thư da?
Yếu tố nguy hiểm nhất dẫn đến sự hình thành các sắc tố là việc có nhiều nốt ruồi. Nếu như bạn có hơn 100 nốt, thì nguy cơ của bạn sẽ cao hơn người khác 10 lần.
Nếu bạn đã từng bị các bệnh ung thư da khác, thì nguy cơ bị sắc tố cao gấp 4 lần. Rủi ro sẽ tăng gấp đôi nếu trong gia đình bạn đã có người bị ung thư sắc tố.
Ngay cả với những người ít ra ngoài trời, các sắc tố cũng có thể "hỏi thăm". Vì vậy không thể lơ là việc kiểm tra.
10. Những nghiên cứu gần đây nhất về sắc tố?
Gần đây người ta đang nghiên cứu những loại thuốc đặc trị ung thư da. Trong đó, có một số loại thuốc chữa ung thư thành công.
Tuy nhiên, sắc tố là một trong những căn bệnh kháng thuốc. Do đó, khi thấy vài dấu hiệu khác lạ trên da, cần đến bác sĩ để được chẩn đoán chính xác, chữa trị kịp thời.
Theo Thế giới văn hóa
http://vietbao.vn/Suc-khoe/10-cau-hoi-ve-ung-thu-da/40135046/248/
Mùa hè - Mùa ung thư da
Tỉ lệ người bị ung thư da và tử vong bởi bệnh này đang gia tăng nhanh chóng trên toàn thế giới. Tại Mỹ, mỗi giờ lại có 1 người chết và 1/5 dân số Mỹ tiềm ẩn căn bệnh nguy hiểm này. Điều đáng nói là bệnh hoàn toàn có thể phòng tránh được nếu bạn ghi nhớ 3 nguyên tắc sau đây:
1. Chất chống oxy hóa - Chiến binh ngăn chặn gốc tự do
Sự suy yếu của tầng Ozone đã đẩy con người đến gần hơn với nguy cơ không được bảo vệ khỏi những tia bức xạ mặt trời (UV). Những tia bức xạ này chính là nguyên nhân hình thành nên những “gốc tự do” gây hại cho các tế bào sống, làm tăng nguy cơ ung thư. Về lý thuyết, các chất chống oxy hóa như beta-carotene và một số loại caroten khác sẽ “trói” các gốc tự do này, chấm dứt sự phác tác gây hại cho các tế bào sống.
Những nghiên cứu cách đây không lâu đã chỉ ra mối quan hệ giữa chất lượng của máu và chế độ ăn giàu chất chống oxy hóa như các loại caroten, vitamin E và C và selenium. Những vi chất này được tích lũy đều đặn qua những bữa ăn cân bằng với hoa quả, rau xanh, ngũ cốc nguyên cám và cả các loại đậu và hạt. Một số nghiên cứu còn chỉ ra rằng những người có chế độ ăn giàu dinh dưỡng sẽ ít bị ung thư da hơn những người khác.
2. Hạn chế chất béo - Giảm nguy cơ ung thư
Hạn chế chất béo trong chế độ ăn là một biện pháp nhận được sự ủng hộ của rất nhiều nghiên cứu về việc làm thế nào để giảm nguy cơ ung thư da. Chế độ ăn nhiều chất béo sẽ làm tăng nguy cơ bị ung thư bởi nó là thủ phạm gây “nhiễu sóng” hệ miễn dịch.
Đặc biệt, chất béo không no (có trong đa số các loại dầu thực vật) lại được xem là “thủ phạm” nặng ký nhất gây ra căn bệnh ung thư da. Khi cơ thể càng bị chi phối bởi các chất béo không no thì có nghĩa rằng các tế bào sống càng chứa nhiều chất béo này và thứ chất béo kém bền vững này sẽ dễ bị tổn thương hơn cả so với các loại chất béo khác khi các gốc tự do xâm nhập cơ thể.
Uống rượu vượt quá giới hạn cho phép cũng được xem là một trong những nguyên nhân dẫn tới bệnh ung thư da (hắc tố). Trong một nghiên cứu mới đây, những người uống nhiều rượu nhất sẽ có nguy cơ bị ung thư da cao hơn những người uống ít nhất tới 65%.
3. Tiếp xúc trực tiếp với nắng - Bệnh tật gõ cửa
80 - 90% trường hợp bị ung thư da là do ánh nắng. Vậy nên hãy dùng các sản phẩm chống nắng với SPF tối thiểu là 15 nếu bạn thường xuyên phải ra nắng.
Các nhà nghiên cứu cũng cho thấy hầu hết chúng ta đều rất ít hoặc quên không bôi lại kem chống nắng sau mỗi 3 tiếng và thời gian sẽ ngắn lại hơn nữa nếu chúng ta bơi hay ra mồ hôi.
Các chuyên gia cũng lưu ý rằng các phương tiện chống nắng là một công cụ hiệu quả nhưng nó cũng không thể thay thế việc bạn hạn chế thời gian ở ngoài nắng và mặc trang phục chống nắng.
Có một số người tiêu dùng tin rằng nếu họ không bị cháy nắng thì da họ chẳng bị sao cả. Đúng là nguy cơ ung da cao nhất thường rơi vào những người có vấn đề về da hay gia đình có tiền sử ung thư da. Nhưng những nghiên cứu gần đây lại chỉ ra rằng nguy cơ nằm chính ở cường độ ánh nắng tiếp xúc với da chúng ta trong cả cuộc đời và với cả những người có làn da rám nắng.
Phương Uyên
Theo MSN
Việt Báo (Theo_DanTri)
http://vietbao.vn/Suc-khoe/Mua-he-Mua-ung-thu-da/30127637/248/
Ung thư da - bệnh ung thư thường gặp nhất
Tags: Hà Nội, hội nghị quốc tế, Ung thư da, bệnh ung thư, thư thường, gặp, nhất
Ung thư da là bệnh thường gặp ở người già và nam giới. Đó là thông tin từ hội nghị quốc tế về ung thư da, ung thư mô mềm và các rối loạn da liễu vừa diễn ra tại Hà Nội.
Bệnh chủ yếu xuất phát từ vùng da hở, chủ yếu là mặt.
Nguyên nhân của bệnh là do tia cực tím, phóng xạ, chất hóa học và tổn thương tiền ung thư. Tại Việt Nam, ung thư da là bệnh thường gặp đứng thứ 8/10 trong số những ung thư thường gặp nhất. Bệnh này thường bắt đầu từ những vết loét nhỏ, để lâu sẽ lan rộng ra.
Có dạng bệnh ít sùi loét, ít chảy dịch máu và ít đau nên bệnh nhân thường không phát hiện sớm nên đến bệnh viện điều trị ở giai đoạn muộn (từ 6-12 tháng sau khi phát bệnh).
Do đó các chuyên gia khuyến cáo người dân nên cảnh giác với các bệnh về da. Theo thống kê của Bệnh viện Ung bướu Hà Nội, trong 5 năm qua (2001-2005) ung thư da không hắc tố chiếm tỷ lệ 90% còn lại là u hắc tố ác tính. Phẫu thuật là biện pháp can thiệp quan trọng trong điều trị ung thư da.
T.Hà
Việt Báo (Theo_Tien_Phong)
http://vietbao.vn/Suc-khoe/Ung-thu-da-benh-ung-thu-thuong-gap-nhat/70020163/248/
Rau xanh - Chiến binh chống ung thư da hiệu quả
Súplơ xanh - Một trong những loại rau cao cấp và giàu dinh dưỡng.
Ăn nhiều rau có lá màu xanh đậm chẳng hạn như rau muống, rau ngót, rau đay, cải ngọt, súplơ xanh, cải xoăn… sẽ giảm thiểu được nguy cơ ung thư da ác tính.
Những loại rau này đều rất giàu vitamin và khoáng chất, và các hoạt chất sinh học như lutein, vitamin C và E, chất chống ôxy hóa, axit folic, chất xơ.
Các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu trên 1.000 người sống ở Australia, kiểm tra da và yêu cầu họ liệt kê chi tiết những thực phẩm họ thường ăn .
Sau khi tổng hợp những dữ liệu trên, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng ăn càng nhiều rau có lá màu xanh đậm sẽ giảm được nguy cơ bị ung thư da tới 41%.
"Những rau có lá màu xanh đậm cũng rất giàu axit folic. Đây được xem là chìa khóa tổng hợp cũng như sửa chữa các chuỗi AND", các nhà nghiên cứu cho biết.
Các nhà nghiên cứu cũng kiểm tra chế độ ăn của những người từng bị ung thư da trước đây và kết quả nghiên cứu càng có cơ sở vững chắc hơn khi những người này giảm được 55% tình trạng bệnh sau khi tăng cường ăn nhiều rau có lá màu xanh đậm. Ngược lại, nguy cơ bị ung thư tế bào biểu mô hình vảy (SCC) ở những người lười ăn rau xanh lên tới 153%.
“Tiêu thụ nhiều sản phẩm sữa không bị biến đổi gien như sữa tươi, phô mai, sữa chua cũng làm tăng nguy cơ bị SCC lên gấp 2 lần”, các nhà nghiên cứu nhận xét.
“Phát hiện của chúng tôi cho thấy những loại rau lá xanh đậm giúp ngăn ngừa bệnh SCC ở cả những người từng phát hiện sớm và điều trị khỏi bệnh ung thư da”.
Việc thủng tầng ozon đã làm cho các tia tử ngoại có sức công phá mạnh hơn và đó là nguyên nhân chính dẫn tới sự phát triển của căn bệnh ung thư da như hiện nay.
Phương Uyên
Theo Chinadaily
Trà giúp giảm nguy cơ ung thư da
Uống hai tách trà một ngày có thể giảm nguy cơ ung thư da, theo một nghiên cứu của Mỹ.
Các nhà nghiên cứu tại Trường Y khoa Dartmouth ở New Hampshire (Anh) so sánh thói quen uống trà của 1.400 người có bệnh ung thư da và 700 người không mắc bệnh này. Cuộc nghiên cứu cho rằng các hóa chất trong trà có tác dụng bảo vệ da.
Các nhà khoa học đã phỏng vấn những người mắc ung thư da, cùng với nhóm người mạnh khỏe, tuổi từ 25-74, về chế độ ăn uống, lối sống và thói quen uống trà xanh và trà đen của họ. Cả hai loại trà đều có nhiều chất chống ôxy hóa mà các nghiên cứu với động vật cho thấy có khả năng ngăn ngừa việc phát triển tế bào ung thư.
Ánh nắng mặt trời là một yếu tố góp phần gây ra khoảng 90% các trường hợp mắc ung thư da. các chuyên gia ung thư Anh cảnh báo rằng cách tốt nhất để phòng ngừa ung thư da là bảo vệ da
Q.HƯƠNG (Theo BBC )
Việt Báo (Theo_TuoiTre)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét