Thứ Sáu, 21 tháng 12, 2007

Làm nhà

Làm nhà là một việc quan trọng trong đời; vì đó là nơi hằng ngày cả gia đình sinh hoạt, là không gian thanh bình và thư giản cho mỗi thành viên sau một ngày lao động và học tập. Vì thế cho nên, khi làm nhà nếu chủ nhà có điều kiện thì hãy dành thời gian trưc tiếp tìm hiểu để xây một căn nhà sao cho thỏa mãn 7 yêu cầu cơ bản sau:

1/ Phù hợp khả năng tài chính và diện tích đất cũng như khung cảnh xung quanh nhà;
2/ Nhà phải vừa đủ độ chắc theo thổ nhưỡng của nơi xây nhà và chi phí bỏ ra;
3/ Đáp ứng tốt nhất nhu cầu sử dụng trong không gian cho phép;
4/ Phù hợp phong thủy;
5/ Nhà phải đủ sáng, đủ gió, và có sự ấm cúng thường xuyên;
6/ Nhà phải có thẩm mỹ và thể hiện rõ phong cách của chủ nhà;
7/ Hệ thống hầm cầu (hai ngăn hoặc 3), hầm nước thải; hệ thống điện-nước phải đảm bảo đúng tiêu chuẩn.

Sau đây là một số trang web về nhà đẹp: http://www.nhadep-magazine.com.vn/web/tintuc/default.aspx?cat_id=638&news_id=1093#content
http://www.tintucnhadat.net/albumn/?ssoft=5&item=5&subID=14&sid=
http://www.tintucnhadat.net/albumn/?ssoft=4&item=4&subID=15&sid=
http://www.tintucnhadat.net/albumn/?ssoft=5&item=5&subID=13&sid=
http://www.tintucnhadat.net/albumn/?ssoft=3&item=3&subID=7&sid=
http://wedo.com.vn/Cam-nang-xay-dung-bai438.html

Chủ Nhật, 16 tháng 9, 2007

Cần phải có chương trình đối phó với mực nước biển dâng


(từ trang web của Viện QH Thủy lợi miền Nam)

Cách đây hơn 2 năm, nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã lưu ý và đưa trực tiếp cho tôi một mẩu tin cắt trên báo với tựa đề :”Dải băng lớn nhất ở Bắc cực đang tan ra” do các nhà khoa học Mỹ và Canada nghiên cứu ở vùng Ward Hunt thuộc Bắc cực. Theo các nhà khoa học, dải băng này đã tồn tại từ hơn 3.000 năm nay từ ngoài khơi đảo Ellesmere đã bắt đầu tách rời thành hai khối lớn và hậu quả trước mắt là nguồn nước ngọt ở hồ nằm lọt giữa các tảng băng sẽ đổ ra biển, ảnh hưởng đến sự đa dạng sinh thái của các loài sinh vật nổi và các sinh vật đặc biệt khác trong vùng.

Tháng 2 năm 2007, Ngân hàng thế giới (WB) vừa mới công bố tài liệu nghiên cứu của các chuyên gia về tác động của mực nước biển dâng đối với 84 quốc gia đang phát triển với mục đích cảnh báo các nước cần phải có các hành động thích ứng, kịp thời. Các nhà khoa học đã chứng minh mực nước biển dâng là do sự thay đổi khí hậu quá lớn bởi khí thải gây ra hiệu ứng nhà kính, trái đất ngày càng nóng lên làm cho mực nước biển dâng từ 1-3 m ngay trong thế kỷ 21 này. Trong trường hợp xấu hơn, nếu không kiểm soát được tốc độ băng tan ở băng đảo (Greenland) và Tây Nam cực sẽ làm cho mực nước biển dâng đến 5 m.

Quá trình thay đổi khí hậu sẽ gây ra nhiều tác động xấu đến môi trường sinh thái như tăng mật độ của các cơn bão, lũ lụt, hạn hán, mực nước biển dâng, các dịch bệnh và làm mất đi đa dạng hoá sinh học. Mực nước biển dâng sẽ đe doạ trực tiếp đến các quốc gia có dân số cao và kinh tế tập trung ở vùng ven biển. Ba yếu tố chính dẫn đến mực nước biển dâng gồm: nhiệt độ không khí tăng cao, các núi băng vùng Greenland và tây Nam cực (Antarctica) tan, và sự thay đổi các thể tích chứa nước ở phần lục địa. Đến gần đây, nhiệt độ không khí tăng cao được xem là yếu tố chính với dự báo sẽ làm mực nước biển tăng cao khoảng 1 mét trong thế kỷ 21. Tuy nhiên, những số liệu mới cho thấy mức độ tan băng sẽ cao hơn và làm tăng mực nước biển trong thế kỷ này.

Ngân hàng thế giới đã sử dụng 6 chỉ tiêu như đất đai, dân số, tổng sản phẩm nội địa, việc mở rộng đô thị, sản xuất nông nghiệp, và vùng đất ướt. Các nhà khoa học dựa trên số liệu dân số, tình hình phát triển kinh tế, xã hội cũng như các loại hình sử dụng đất hiện tại để đánh giá những ảnh hưởng do mực nước biển dâng đối với 84 quốc gia đang phát triển thuộc 5 vùng. Tổng hợp các kết quả nghiên cứu cho thấy mức tăng mực nước biển sẽ thay đổi trong phạm vi từ 1 đến 5 mét.

Các nhà khoa học cũng cảnh báo hàng trăm triệu người thuộc các nước đang phát triển sẽ phải di chuyển chỗ ở do mực nước biển dâng. Những tác động do mực nước biển tăng cao không giống nhau ở các vùng và các quốc gia. Đông Á, vùng Trung Đông, Bắc Phi có thể là những vùng sẽ chịu tác động lớn nhất. Các tác động nghiêm trọng có thể xảy ra ở các quốc gia như Bahamas, Việt Nam và Ai Cập.

Việt Nam có thể bị tác động nghiêm trọng do mực nước biển tăng cao xảy ra ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng. Đây là 2 vùng có dân số và các hoạt động phát triển kinh tế chiếm tỷ lệ lớn của đất nước. Khoảng 10,8% dân số Việt Nam có thể bị tác động nếu mực nước biển tăng lên 1 mét và khoảng 35% bị tác động nếu mực nước biển dâng cao lên 5 mét. Tổng sản phẩm nội địa và việc mở rộng đô thị chịu những tác động tiếp theo ở mức độ tương tự. Hầu hết các vùng đất ướt Việt Nam cũng sẽ bị tác động bởi ảnh hưởng của mực nước biển dâng.

Với mục đích chủ động có kế hoạch đề phòng, báo cáo của Ngân hàng thế giới khuyến cáo rằng mực nước biển dâng trong phạm vi từ 1 đến 3 mét cần được xem xét như là một thực tế sẽ xảy ra. Tuy nhiên, cho đến nay, ở nhiều quốc gia đang phát triển chưa thực sự nghiêm túc xem xét những vấn đề này trong việc lập quy hoạch dân cư và phát triển cơ sở hạ tầng.

Việt Nam đang phải đối mặt với việc dân số thay đổi lớn, cụ thể là ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng. Theo đánh giá của Ngân hàng thế giới, những ảnh hưởng của việc mực nước biển tăng cao có thể sẽ là những thảm hoạ lớn đối với dân cư, kinh tế và môi trường ở Việt Nam. Đây là vấn đề rất quan trọng, đòi hỏi Việt Nam phải có những hành động ngay. Trong việc xây dựng các kế hoạch ứng phó, việc quan trọng là phải xem xét đánh giá các tác động của việc mực nước biển dâng cao đối với dân số, kinh tế xã hội, và loại hình sử dụng đất, trong đó, phải có sự đánh giá mức độ rủi ro đầy đủ hơn và cần phải xác định những vùng bị ảnh hưởng nhiều nhất. Hạn chế các tác động xảy ra là một vấn đề quan trọng cần được xem xét. Một quy hoạch chi tiết cho phát triển phải được quan tâm ở tầm vĩ mô để có thể ngăn chặn được những thảm họa trong tương lai.

Ngoài ra, cần thiết phải bắt đầu có kế hoạch sống chung với thiên tai ở mức chấp nhận được (planning for adaptation). Theo điều khoản của Hội nghị khung liên hiệp quốc về thay đổi khí hậu (UNFCCC)), các chương trình hành động ứng phó quốc gia (NAPAs) hướng đến việc xác định các hoạt động ưu tiên bao gồm cả việc sống chung với vấn đề mực nước biển tăng cao. Việt Nam cần chủ động xây dựng chương trình hành động để từ đó có các kế hoạch ứng phó với các tác động do mực nước biển dâng cao. Các kế hoạch đó bao gồm việc di dời dân cư vùng bị ảnh hưởng, xác định nguồn lương thực, nguồn thu nhập thay thế khi đất nông nghiệp bị mất đi do mực nước biển dâng.

TS Tô Văn Trường

Viện trưởng Viện Quy hoạch Thuỷ lợi miền Nam

Thứ Bảy, 1 tháng 9, 2007

Báo cáo chất lượng giáo dục: tư duy cũ kỹ


08:35' 28/09/2004 (GMT+7)

(VietNamNet) - Phần đắt giá nhất và được chờ đợi nhiều nhất trong báo cáo lại chứng tỏ tư duy mới còn rất lúng túng, chỉ nói đại ngôn- ý kiến của nhiều nhà khoa học góp ý về dự thảo báo cáo chất lượng giáo dục của Chính phủ. Hội thảo do Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam tổ chức ngày 27/9.

Soạn: AM 153879 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
GS Phan Đình Diệu: "Bẳng rởm và thi cử gian trá là vấn đề không thể giải quyết nhanh chừng nào chưa giải quyết được tâm lý học tập hướng tới hư danh".

Báo cáo không xứng tầm!

"Đây không phải là một báo cáo thường lệ, mà một báo cáo đặc biệt trước những bức xúc của cử tri; là cơ hội để chúng ta nhìn lại toàn diện và sâu sắc những vấn đề lớn của giáo dục, những gì là thành tựu chính, những gì là tồn tại, vướng mắc lớn nhất để tích cực giải quyết, tìm đường thoát khỏi cuộc khủng hoảng hiện nay. Toàn dân đặt niềm tin và hi vọng vào bản báo cáo này với mong muốn đây là một khởi động cho những chuyển biến mạnh mẽ nhằm chấn hưng theo yêu cầu của cuộc sống". GS Hoàng Tuỵ nhìn nhận. Với kỳ vọng đó, không ít các nhà khoa học đã..lắc đầu.

"Chưa đúng tầm, cấu trúc tủn mủn và nét chung nhất là không thấy rõ những vấn đề cấp thiết, cấp bách của giáo dục", GS Phan Đình Diệu góp ý.

GS Chu Tuấn Nhạ nhận xét, đọc báo cáo xong chưa rõ ý chính, ý phụ, và điều cơ bản hơn chẳng thấy một lộ trình giáo dục nào được vạch ra ở đây, mặc dù báo cáo đã dày công liệt kê những thành tựu, thành tích trong nhiều năm và đề xuất phương hướng từ nay đến 2010.

Mặc dù đã "rào đón": "có nhiều ý kiến khá bi quan về thực trạng giáo dục nước ta mà thực ra không đến nỗi như vậy", nhưng cuối cùng thì GS Nguyễn Lân Dũng vẫn cho rằng: “Nếu đưa bản báo cáo này ra, dứt khoát Quốc hội sẽ không chấp nhận”bởi bản báo cáo không đạt yêu cầu “đánh giá tình hình GD” mà giống như một bản báo cáo thành tích cộng với lý lẽ thanh minh cho những tồn tại, bất cập, trình bày lại quá dàn trải.

Cụ thể hơn, GS Hồ Sĩ Thoảng phân tích: "Quốc hội yêu cầu báo cáo đánh giá chất lượng giáo dục chứ không phải nêu thành tựu. Nếu trình bày tách bạch thành tựukhuyết điểm, yếu kém riêng nhau sẽ thấy không rõ ràng đâu là thành tựu, đâu là yếu kém, nghĩa là cứ mỗi thành tựu là kèm theo yếu kém, rất khó đánh giá".

Từ bản dự thảo thứ nhất đến bản dự thảo thứ 5 rồi bản thứ 6 (mới nhất tới tháng 9 này), tuy có nhiều thay đổi chi tiết, câu chữ, nhưng cơ bản vẫn một cách nhìn ấy. Nhiều con số nêu trong báo cáo có thể đều chính xác, song chưa nói đúng thực chất tình hình, vẫn cho cảm giác chưa thật, còn tránh né nhiều vấn đề cốt lõi, hoặc hời hợt khi nhận định các vấn đề bất cập, cho nên chưa tạo được niềm tin, nhiều đại biểu tham dự hội thảo đã bày tỏ cách nhìn như vậy.

Đâu là bức xúc của dân?

"Nhiều phần bản báo cáo còn thể hiện tư duy cũ, chứng tỏ tư duy mới còn rất lúng túng, chưa rõ ràng, thậm chí có thể nói chỉ trên ngôn từ và đại ngôn", GS Hoàng Tuỵ nêu dẫn chứng: báo cáo nói "phát triển con người Việt Nam với đầy đủ bản lĩnh và phẩm chất tốt đẹp của dân tộc, xây dựng nền giáo dục của dân, do dân, vì dân" thì không có gì sai, nhưng đó là điều vĩnh viễn đúng. Nhưng cái ta cần là những nguyên tắc và quan niệm để dẫn dắt đến một nền giáo dục phù hợp với yêu cầu của cuộc sống hiện đại. Nói đổi mới tư duy giáo dục là cần xác định các vấn đề cụ thể của giáo dục trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là không đầy đủ, không đúng".

Soạn: AM 153883 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Mở rộng quy mô đào tạo ĐH, vừa đáp ứng nhu cầu học tập của người dân, vừa tạo thế cạnh tranh cho các trường nâng cao chất lượng. Ảnh: Nguyên Vũ

GS Phan Đình Diệu đề xuất: “Để đánh giá đúng thực trạng, đề xuất được giải pháp ngắn hạn, dài hạn cho phát triển giáo dục, phải đề cập đến những vấn đề nhức nhối mà xã hội, người dân đang quan tâm nhất”.

Căn bệnh "dối trá" của thành tích, học giả bằng thật; việc "núp bóng" để dạy thêm tràn lan; chuyện độc quyền in sách giáo khoa,; sự phân luồng học sinh không hiệu quả; thi cử lạc hậu và nặng nề..."những bức xúc sâu sắc của người dân về giáo dục quanh đi quẩn lại cũng chỉ có mấy chuyện vừa nêu" (theo cách nói của một GS) lại tiếp tục được gióng lên trong buổi hội thảo.

Vấn đề GS Hồ Sĩ Thoảng nêu lên cũng đã được nhiều đại biểu quan tâm: báo cáo tình hình giáo dục nên tập trung phân tích và đề xuất được các chủ trương, chính sách thúc đẩy xã hội hóa giáo dục một cách lành mạnh, đáp ứng nhu cầu học tập của người dân. Ví dụ, việc mở các trường ĐH dân lập không chỉ thoả mãn nhu cầu học ĐH cho số đông người dân mà còn kích thích cạnh tranh giữa các trường ĐH khi quy mô đào tạo được mở rộng. Từ sự cạnh tranh đó mới thúc đẩy chất lượng phát triển, bất kể trường công hay tư...

"Thành lập một tổ chức độc lập bên cạnh Bộ GD-ĐT hay Chính phủ để nghiên cứu kế hoạch, lộ trình cụ thể cải cách giáo dục. Tổ chức này phải làm việc trong vài ba năm để đề xuất kế hoạch đó và đưa ra Quốc hội thảo luận và thông qua trước khi thực hiện", đề xuất này của GS Hoàng Tuỵ đã nhận được nhiều sự hưởng ứng từ phía các đại biểu dự hội thảo.

  • Hạ Anh

Về vấn đề học vị Tiến sĩ (*)


Vietsciences- Trần Văn Thọ 19/02/2006

  • Thế nào là một luận án tiến sĩ?
  • Học và nghiên cứu như thế nào để viết được luận án tiến sĩ?
  • Về giáo sư hướng dẫn viết luận án tiến sĩ
  • Cơ chế và phương pháp đánh giá luận án tiến sĩ
  • Vài lời kết và kiến nghị
  • Báo Thanh niên phỏng vấn
  • Với Vietnam.net

Thật là đáng buồn, đáng lo khi thấy văn bằng tiến sĩ ở Việt Nam tiếp tục là đối tượng bị chế giễu trong thiên hạ nhưng người ta vẫn tiếp tục đổ xô vào vịệc lấy bằng và nhà nước vẫn tiếp tục cho đầo tạo và cấp bằng nầy (**).

Nhân dịp về giảng dạy trong nước từ cuối năm 1996 đến giữa năm 1997, tôi đã tham dự 8 buổi bảo vệ luận án phó tiến sĩ (sau đó văn bằng nầy được tự động chuyển thành tiến sĩ) và đã thấy rõ nguy cơ của việc đánh giá văn bằng nầy ở VN. Tôi đã nêu ý kiến và đưa kiến nghị cụ thể về vấn đề nầy trên mục Ý kiến nhà khoa học của báo Nhân Dân số ra ngày 17/7/1997. Theo yêu cầu của Vụ trưởng Vụ đào tạo sau đại hoc (Bộ Giáo dục và đào tạo), tôi cũng có dịp thuyết trình về đề tài nầy tại Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh ngày 6/3/2000. Thế nhưng tình hình sau đó không những không được cải thiện mà có vẻ còn trầm trọng hơn (***).

Bản chất của vấn đề là gì? Làm sao để chấm dứt tình trạng hiện nay? Tôi xin phát biểu thêm một số ý kiến (chủ yếu về lãnh vực kinh tế học) và đưa ra vài kiến nghị cụ thể.

Những vấn đề lớn của VN là hiểu chưa đúng về chuẩn mực của luận án tiến sĩ nói riêng và trình độ của người được cấp bằng tiến sĩ nói chung, cơ chế đào tạo quá lỏng lẻo, tiêu chuẩn của giáo sư hướng dẫn không được quy định nghiêm túc, chưa xác lập được cơ chế đánh giá khách quan về luận án tiến sĩ và suy nghĩ sai về ý nghĩa của văn bằng nầy...

Thế nào là một luận án tiến sĩ?  

Trình độ của người được cấp bằng và chuẩn mực khách quan của luận án Tiến sĩ là gì? Tiến sĩ là học vị cao nhất trong khoa học. Người được cấp bằng tiến sĩ do đó phải am hiểu các lý luận cơ bản, các khung phân tích trong ngành mình (trong kinh tế học đó là kinh tế học vĩ mô và kinh tế học vi mô), và nắm vững các khái niệm, các khung phân tích, các lý luận và những tiến triển nghiên cứu mới trong ngành chuyên môn hẹp của mình (chẳng hạn kinh tế phát triển, kinh tế quốc tế, kinh tế lao động, v.v.). Những kiến thức cơ bản nầy được trang bị từ các cấp bậc đại hoc và thạc sĩ nhưng ở bậc tiến sĩ phải được tiếp tuc ở trình độ cao hơn và nhất là phải có cơ chế kiểm tra nghiêm túc để bảo đảm cho ứng cử viên học vị nầy hội đủ các điều kiện đó.

Trình độ của ứng cử viên tiến sĩ được thử thách và được nhân lên trong quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận án tiến sĩ. Ngoài tính khoa học, logic tất nhiên phải có, một luận án tiến sĩ phải có hai tính chất quan trọng. Thứ nhất là tính học thuật (academic) trong đó vấn đề phải được triển khai bằng ngôn ngữ khoa học, bằng những khung lý luận cơ bản trong ngành và gói ghém có phê phán tất cả các lý luận, các kết quả mà các công trình nghiên cứu trước đã đạt được liên quan đến đề tài của mình. Thứ hai là tính độc sáng (originality), luận án phải đặt ra được những vấn đề mới, đưa ra được những giả thuyết hay lý luận mới và kiểm chứng bằng những tư liệu mới.

Cần nói thêm rằng đòi hỏi chính của luận án tiến sĩ là sự đóng góp về mặt lý luận và luận án là bằng chứng cho thấy ứng cử viên tiến sĩ có trình độ nghiên cứu độc lập, chứ không đòi hỏi phải giải quyết một vấn đề thực tế (dĩ nhiên nếu kết quả nghiên cứu góp phần giải quyết một vấn đề thực tiễn thì càng tốt nhưng đó là thứ yếu). Sau khi lấy bằng tiến sĩ, tùy theo nhu cầu công tác lúc đó mới cần nghiên cứu nhằm giải quyết các vấn đề thực tiễn. Tại VN, chí ít là trong lãnh vực kinh tế, hình như đa số hiểu sai về ý nghĩa của luận án tiến sĩ. Các đề tài của một luận án tiến sĩ kinh tế học ở VN thường là ‘”Những giải pháp để…” (chẳng hạn, những giải pháp để huy động vốn trong dân, những giải pháp để thu hút đầu tư nước ngoài phục vụ chiến lược công nghiệp hoá, v.v..). Huy động vốn, đầu tư nước nngoài tại VN,. v..v dĩ nhiên có thể được chọn là đối tượng nghiên cứu nhưng đó chỉ là trường hợp được chọn để kiểm chứng một vần đề có tính cách lý luận chứ không phải nhằm để giải quyết một vấn đề thực tế. Ở VN, được biết nhiều đề tài cấp nhà nước, cấp bộ tốn hàng tỉ đồng và huy động hàng chục nhà nghiên cứu nhưng ít có công trình trực tiếp giải quyết vấn đề thực tiễn mà tại sao lại kỳ vọng ở công trình của một người với phí tổn đào tạo chưa tới 3 triệu đồng 1 năm? (****)

Cách suy nghĩ về việc chọn đề tài ở VN chỉ làm cho luận án tiến sĩ thiếu tính học thuật và phần lớn thiếu tính độc sáng. Nội dung, trình độ của luận án do đó còn rất xa mới đạt được tiêu chuẩn tối thiểu của thế giới và người được cấp bằng trong truờng hợp đó khó có thể thảo luận khoa học với chuyên gia nước ngoài trong cùng ngành.

Học và nghiên cứu như thế nào để viết được luận án tiến sĩ?

Ở nước ngoài, để có đủ kiến thức nhận tư cách ứng viên và để viết được luận án tiến sĩ có đủ tính học thuật và tính độc sáng, nghiên cứu sinh phải tập trung học liên tục và rất vất vả trong nhiều năm. Tôi xin kể trường hợp của 2 sinh viên mà tôi đã hướng dẫn bảo vệ thành công luận án tiến sĩ 2 năm qua. Sinh viên Trung Quốc lấy tiến sĩ năm 2002, là sinh viên du học tự túc nên phải làm thêm mỗi tuần 2 ngày nhưng 5 ngày còn lại tập trung học, nghiên cứu và đã mất tất cả 5 năm sau khi lấy bằng thạc sĩ và thỉ đỗ vào bậc tiến sĩ. Sinh viên Việt Nam bảo vệ thành công luận án tiến sĩ đầu năm 2003, có học bổng của chính phủ Nhật nên chuyên tâm vào việc học và làm luận án, nhưng cũng mất 4 năm. Trừ những kỳ nghỉ hè, nghỉ Tết, hằng tuần tôi có trách nhiệm mở lóp hướng dẫn nghiên cứu gọi là seminar và tất cả các nghiên cứu sinh học với tôi (thuộc nhiều năm học khác nhau trong hai bậc thạc sĩ và tiến sĩ.) đều phải tham dự. Mỗi tuần có 1 hoặc 2 nghiên cứu sinh báo cáo về sự tiến triển của đề tài nghiên cứu của mình, các nghiên cứu sinh khác tham gia thảo luận để vừa giúp bạn gợi mở các ý tưởng mới vừa tham khảo phuơng pháp luận nghiên cứu và thông tin về động hướng nghiên cứu của từng đề tài mà giáo sư hướng dẫn chỉ ra cho người báo cáo. Nghiên cứu sinh bậc tiến sĩ trong năm đầu phải theo học nhiều môn cơ bản và chuyên môn liên hệ với nhiều giáo sư khác, song song với việc tham gia seminar của giáo sư hướng dẫn mình để từng bước xây dựng đề cương nghiên cứu. Việc xây dựng đề cương là quá trình lao động vất vả nhất vì đề cương phải cho thấy luận án khi hoàn thành sẽ có đủ 2 tính chất học thuật và độc sáng nói trên. Các nghiên cứu sinh bậc tiến sĩ cứ độ vài ba tháng báo cáo trong seminar một lần và khi cần thiết đến phòng nghiên cứu của giáo sư để được hướng dẫn thêm. Nhiều sinh viên không xây dựng được đề cương, cuối cùng phải bỏ cuộc.

Ở Việt Nam, việc học ở bậc tiến sĩ quá đơn giản. Tại một cơ sở đào tạo nọ, nghiên cứu sinh chỉ phải học 3 chuyên đề và được biết trong mỗi chuyên đề thầy giáo (đa số là phó giáo sư) chỉ giảng 1 ngày sau đó nghiên cứu sinh tự làm các tiểu luận liên hệ (các chuyên đề nhiều khi cũng chỉ là những vấn đề thực tế, không nhất thiết là chuyên đề giúp cho nghiên cứu sinh nắm vững hơn về mặt lý luận và phương pháp luận nghiên cứu. Đây cũng là hệ quả tất yếu khi luận án tiến sĩ không đòi hỏi phải có tính học thuật). Quan hệ với giáo sư hướng dẫn cũng lỏng lẻo (vấn đề giáo sư hương dẫn sẽ nói thêm sau). Cũng vì việc học không đòi hỏi sâu về mặt lý luận và luận án không đòi hỏi có tính học thuật và độc sáng nên nhiều người học tại chức cũng có thể bảo vệ “thành công” luận án trong 3-4 năm. Ở nước ngoài khó có thể tưởng tượng được là một người đương phải đảm trách công việc quản lý xí nghiệp hay quản lý nhà nước mà chỉ trong 3-4 năm có thể lấy được bằng tiến sĩ! (trừ trường hợp người đó được biệt phái 3-4 năm để đi học). Ở Nhật thỉnh thoảng có trường hợp một quan chức ở một bộ kinh tế hay ngân hàng nhà nước bảo vệ thành công luận án tíến sĩ nhưng đó là trường hợp rất đặc biệt của những người có khả năng nghiên cứu ký luận và công việc hằng ngày của họ cũng liên quan đến nghiên cứu, và nhất là có công trình nghiên cứu công bố trên các tạp chí khoa học có uy tín (cũng cần nói thêm là những quan chức ấy muốn lấy bằng tiến sĩ là để trong tương lai chuyển sang nghề dạy học hoặc nghiên cứu ở các viện, chứ văn bằng không liên quan gì đến việc đề bạt ở các cơ quan quản lý).

Về giáo sư hướng dẫn viết luận án tiến sĩ

Để cho dễ hiểu tôi mạn phép bắt đầu bằng truờng hợp cụ thể của tôi. Tôi phụ trách dạy môn kinh tế ngoại thương và môn kinh tế chuyển đổi (từ kinh tế kế hoạch sang kinh tế thị truờng) cho sinh viên bậc đại học và phụ trách dạy môn kinh tế phát triển cho sinh viên (nghiên cứu sinh) sau đại học. Nói chung phạm vi chuyên môn của tôi về mặt lý thuyết là kinh tế phát triển và kinh tế quốc tế, và về mặt thức tiễn là kinh tế Á châu. Để cập nhật nội dung các bài giảng, để hướng dẫn nghiên cứu sinh làm luận án, và để tiến hành các đề tài nghiên cứu của riêng mình, dĩ nhiên tôi phải theo dõi thường xuyên động hướng nghiên cứu trên thế giới liên quan đến chuyên môn của mình. Ngoài việc theo dõi trên sách và tạp chí chuyên môn, phải thường xuyên tham gia báo cáo, thảo luận tại các hội thảo khoa học, nhất là tham gia các hoạt động của hội khoa học chuyên ngành (Tôi hiện nay là thành viên của Hội kinh tế quốc tế Nhật Bản, Hội kinh tế chính trị Á châu và hai hội khác). Các hội khoa học tại Nhật tổ chức báo cáo khoa học hàng tháng tại vùng mình sinh sống và hằng năm tổ chức đại hội toàn quốc để hội viên (đã được chọn) báo cáo thành quả nghiên cứu của mình.

Nói chung đây là hoạt động thông thường của một giáo sư ở đại hoc Nhật. Nhưng đây mới chỉ là điều kiện cần của một ngưòi có tư cách hướng dẫn nghiên cứu sinh làm luận án tiến sĩ. Điều kiện đủ là công trình, thành quả nghiên cứu của giáo sư đã được đánh giá trong giới khoa học. Ở các đại học lớn mỗi khoa thường có độ 50 giáo sư nhưng chỉ có độ 20 ngưòi có tư cách dạy ở bậc tiến sĩ . Tóm lại, điều kiện tối thiểu của một ngưới có tư cách hướng dẫn nghiên cứu sinh làm luận án phải là một giáo sư đương nhiệm mà công việc chính là giảng dạy và nghiên cứu tại một đại học hay một viện nghiên cứu. Nếu không là đương nhiệm thì về mặt cơ chế không có tư cách hướng dẫn hay phản biện luận án tiến sĩ, và về mặt thực tế không thể giúp sinh viên chọn một đề tài có tính độc sáng vì người đó không có điều kiện theo dõi những nghiên cứu mới trên thế giới về ngành của mình.

Một điều rất lạ với thế giới nhưng rất phổ biến ở VN là có nhiều vị có học hàm, học vị nhưng đã chuyển sang làm quản lý và các công việc khác không liên quan đến nghiên cứu và giảng dạy lại được mời làm thành viên hội đồng chấm luận án, thậm chí được mời làm giáo sư hướng dẫn cho nghiên cứu sinh. Dĩ nhiên có thể có truờng hợp ngoại lệ là các vị đó vẫn tiếp tục phát biểu các công trình nghiên cứu về học thuật trên các tạp chí khoa học, đươc giới khoa học trong ngành đánh giá cao, nhưng truờng hợp này rất hiếm và và khó thấy ở các nước khác. .

Cơ chế và phương pháp đánh giá luận án tiến sĩ

Khi các vấn đề về chuẩn mực của luận án, về cơ chế nghiên cứu học tập của sinh viên và về tư cách giáo sư thành viên chấm luận án nói ở trên được giải quyết đúng đắn thì việc đánh giá luận án không còn là vấn đề khó khăn. Hơn nữa, giáo sư hướng dẫn là người chịu trách nhiệm đầu tiên về việc đánh giá. Không một giáo sư nào thấy luận án của học trò mình chưa đạt tiêu chuẩn khách quan về học thuật và độc sáng mà dám đưa ra hội đồng bảo vệ. Có thể còn nhiều dư địa để cải thiện hơn nữa mà giáo sư hướng dẫn không thấy hết nhưng ít nhất 2 tiêu chí nói trên của luận án tiến sĩ được xem là đạt rồi mới cho bảo vệ. Trên cơ sở đó, các giáo sư khác trong hội đồng, cũng trên uy tín của mình, phải đánh giá thẳng thắn. Ở đây không cần bảo vệ kín mà vẫn giữ được sự khách quan là vì vậy. Cần nói thêm nữa là trong quá trình chuẩn bị luận án, nghiên cứu sinh được báo cáo trước hội đồng chấm luận án một hoặc hai lần trước khi bảo vệ cuối cùng ít nhất là 1 năm để nhận các ý kiến hướng dẫn cho giai đoạn tới.

Ngoài ra, để bảo đảm tối đa sự khách quan của việc đánh giá, ở Nhật và các nước tiên tiến khác đặt cơ chế xã hội hoá việc đánh giá trước khi cho nghiên cứu sinh bảo vệ. Có hai hình thức xã hội hoá. Một là để được bảo vệ cuối cùng, nghiên cứu sinh phải có ít nhất 2 hoặc 3 (tuỳ trường đại học) công trình liên quan đến luận án đăng ở các tạp chí có thẩm định (referee). Tạp chí có thẩm định là tạp chí khi ban biên tập nhận bài xin gửi đăng sẽ gửi bài đó (thừờng là sau khi che dấu tên người viết) đến ít nhất 2 nhà nghiên cứu cùng ngành để nhờ thẩm định. Tên tuổi của những người thẩm định dĩ nhiên không được công bố. Người thẩm định sẽ dựa trên tiêu chuẩn học thuật và tính độc sáng của bài viết khi đưa ra quyết định đăng hay không. Các bài viết đăng ở các tạp chí không có chế độ thẩm định khách quan nầy không được xem là công trình nghiên cứu.

Một hình thức nữa là cho nghiên cứu sinh báo cáo trước đại hội toàn quốc hằng năm của ngành chuyên môn (Tôi đã cho sinh viên Trung Quốc và sinh viên VN nói trên ra báo cáo kết quả nghiên cứu tại Hội nghiên cứu chính trị và kinh tế Á châu). Ở Nhật nghiên cứu sinh bậc tiến sĩ có thể trở thành thành viên của các hội khoa học. Để được báo cáo, nội dung tóm tắt của luận án phải được thông qua ở ban tổ chức đại hội. Điều quan trọng là trước mặt các nhà khoa học trên toàn quốc, luận án của học trò mình bị chê là không độc sáng hoặc thiếu sót lớn về mặt khoa học thì người chịu tai tiếng đầu tiên là giáo sư hướng dẫn. Trong trường hợp đó, về mặt khách quan, xem như nghiên cứu sinh ấy không thể bảo vệ ngay ở đại học được nữa mà phải nghiên cứu thêm..

Dưới cơ chế đào tạo nói trên và sau khi đã xã hội hoá việc đánh giá, cuộc bảo vệ cuối cùng đương nhiên sẽ đưa lại kết quả tốt. Cần nói thêm rằng trong khi nêu ý kiến đánh giá của mình trong hội đồng, không có giáo sư nào phát biểu những câu như “luận án nầy văn phong sáng sủa, bố cục chặt chẽ,…”. mà chỉ xoay quanh tính học thuật và tính độc sáng của luận án. Ngay cả truờng hợp nghiên cứu sinh người Trung Quốc và người VN của tôi viết và bảo vệ luận án bằng tiếng Nhật cũng không có ai khen theo kiểu như vậy. Có dịp tham dự mấy buổi bảo vệ tại VN, tôi rất ngạc nhiên khi nghe những câu đánh giá như vậy và có cảm tưởng như người phát ngôn đương nói về một luận án tốt nghiệp đại học.

Vài lời kết và kiến nghị

Việt Nam phải đứng trước một sư chọn lựa giũa hai con đường: (1) Duy trì cơ chế hiện tại, tiếp tục sản xuất bằng tiến sĩ theo tiêu chuẩn của riêng mình, và văn bằng nầy xem như hàng nội địa chỉ tiêu thụ tại nước mình. (2) Xem học vị tiến sĩ sản xuất trong nước phải tương đương hoặc gần như tương đương với văn bằng ở nước ngoài.

Nếu chọn con đường thứ hai thì tôi đề nghị như sau:

Thứ nhất, cần đặt lại vấn đề chuẩn mực của luận án tiến sĩ, nhấn mạnh tính học thuật và tính độc sáng phải có của một luận án tiến sĩ.

Thứ hai, tham khảo các truờng hợp điển hình ở nước ngoài, rà soát lại các tiêu chuẩn của giáo sư hướng dẫn làm luận án và các cơ sở được phép đào tạo tiến sĩ theo hướng nâng cao hẳn các tiêu chuẩn để theo gần với nước ngoài.

Thứ ba, người có học hàm học vị cao nhưng không phải là giáo sư đương nhiệm ở đại học hoặc cơ quan nghiên cứu thì không được phép tham gia hội đồng đánh giá luận án.

Thứ tư, 3 điểm nói trên thực hiện triệt để sẽ thấy rằng VN hiện nay chưa đủ điều kiện để đào tạo và cấp hàng loạt văn bằng tiến sĩ, do đó vấn đề tiếp theo là chuẩn bị cơ chế và nhân tài để 10 năm tới có thể đào tạo nhiều hơn văn bằng nầy.

Thứ năm, không xem văn bằng tiến sĩ là một trong những tiêu chuẩn để đề bạt ở các cơ quan quản lý của nhà nước hoặc các cơ quan khác. Không cấp kinh phí và không tạo các điều kiện khác cho cán bộ đi học tại chức bậc tiến sĩ.

Ta có thể tự hào rằng giới trẻ VN rất thông minh. Nhiều nghiên cứu sinh người VN thành công xuất sắc trong việc bảo vệ luận án tiến sĩ tại Nhật. Tôi cũng đã gặp nhiều bạn trẻ lấy bằng tiến sĩ ở Mỹ, ở Úc, …về đương làm việc tại Hà Nội , Thành phố Hồ Chí Minh,.. hầu hết rất giỏi. Nếu ta có cơ chế, chính sách đúng đắn, trong tương lai tại VN cũng sẽ có nhiều tiến sĩ tài giỏi.

Trần Văn Thọ
Giáo sư kinh tế học, Đại học Waseda, Tokyo


(*) Bài đã đăng trên báo Tia Sáng số tháng 9 năm 2003

(**) Tôi chủ yếu làm việc ở nước ngoài, chỉ đọc định kỳ một số báo nhất định và chỉ riêng 2-3 năm gần đây cũng đã thấy các bài viết sau: (1) Văn Như Cương, 10 lời khuyên cho những ai muốn làm luận án Tiến sĩ (Tía Sáng, 2/2001), (2) Thanh Thảo, Có bằng mà cậy chi bằng (Văn Nghệ, 3/8/2002), (3) Lê Minh Phúc, Ông ấy là Tiến sĩ (Văn Nghệ, 20/7/2002), (4) Lưu Quang, “Tiến sĩ giá rẻ” (Lao động cuối tuần (3/11/2002).

(***) Từ sau năm 1998 đến nay, tôi có tham dự 2 buổi bảo vệ luận án tiến sĩ tại Hà Nội và có dịp đọc 3,4 luận án khác.

(****) Theo bài báo “Tiến sĩ giá rẻ” nói ở chú thích đầu thì là 2,77 triệu đồng một năm.

http://www.ncst.ac.vn/HVGD/

==========================

Báo Thanh Niên phỏng vấn:

03/11/2004

Vừa hoàn tất chương trình giảng dạy 5 tuần lễ tại Đại học Đà Nẵng, Giáo sư Tiến sĩ Trần Văn Thọ (Đại học Waseda - Nhật Bản) đã dành cho Thanh Niên cuộc phỏng vấn chung quanh tình hình dạy và học ở các trường đại học hiện nay và dự án xây dựng một trường Đại học quốc tế tại đô thị cổ Hội An, mà ông là người lập đề án và đứng tên Trưởng ban vận động thành lập.

- Thưa giáo sư, ông đã có nhiều bài viết sắc sảo về đào tạo ở bậc đại học, về học vị, bằng cấp hiện nay với cách đối chiếu thực trạng ở Việt Nam với các nước. Sau 5 tuần được mời thỉnh giảng ở Đại học Đà Nẵng, cũng như trước đó ở Hà Nội và TP HCM, giáo sư có thêm nhận xét gì mới về giáo dục Đại học ở nước ta hiện nay?

- Giáo sư Trần Văn Thọ: Cũng không có gì khác so với những điều tôi đã viết. Nhưng có thêm nhiều dẫn chứng cụ thể hơn minh họa cho những ý kiến của tôi. Có thể tóm tắt là: Ở nước ta hiện nay, ngoài một số ít các các giáo sư rất có uy tín, vị trí của người giảng dạy ở bậc đại học ít được tôn trọng trong xã hội. Họ giảng dạy nhiều hơn nghiên cứu, thậm chí công tác nghiên cứu không được chú trọng. Nhiều người có trình độ không cao hơn các sinh viên giỏi là học trò mình là bao. Thù lao cho họ cũng rất thấp. Ở bên Nhật chẳng hạn, khi các giáo sư đi ăn với sinh viên thì giáo sư trả tiền. Còn ở nước mình, sinh viên lại góp tiền vào để “bao” cho thầy. Chính vì vậy chất lượng đào đạo đại học tất nhiên sẽ không cao và có nhiều chuyện tiêu cực trong quan hệ thầy trò. Về Đà Nẵng lần này tôi cũng có nhận lời hướng dẫn các nghiên cứu sinh làm luận án Thạc sĩ, Tiến sĩ trong nước. Công bằng mà nói, các luận văn của họ chỉ là các báo cáo nghiệp vụ chứ chưa thể gọi là luận văn được. Ở Nhật, tôi có dạy cho 2 sinh viên Việt Nam sang học Thạc sĩ. Một người sau đó chỉ mất 2 năm về Việt Nam đã lấy bằng Tiến sĩ, còn người ở lại Nhật phải mất đến 5 năm làm việc cật lực mới được công nhận. Một trường hợp khác là nữ cán bộ đương chức được học bổng sang Nhật học Tiến sĩ cũng đã không thể chịu nổi áp lực của việc học tập hết sức căng thẳng và tâm sự với tôi là không biết có thể hoàn tất chương trình trong 5 năm không! Đó là những ví dụ cho thấy phần nào chất lượng đào tạo hiện nay trong nước…

- Giáo sư đang nói chuyện đào tạo ở các trường đại học công lập. Còn ở các trường dân lập hiện nay ở nước ta thì sao?

- Giáo sư Trần Văn Thọ: Cũng không khác nhau là mấy về mặt bản chất. Bình quân một sinh viên được đào tạo ở đại học công lập Việt Nam hiện nay tốn hết 6,5 triệu đồng mỗi năm. Ở các trường dân lập, sinh viên chỉ đóng học phí trên dưới 2 triệu đồng (tức khoảng 30% so với công lập). Nhưng anh thấy đấy, kể cả phải nộp thuế như một công ty, các trường dân lập vẫn rất giàu, họ tích luỹ vốn rất nhanh để xây dựng cơ sở vật chất, các chủ trường nhanh chóng trở thành các tỉ phú chỉ trong vài năm. Có một người đi huy động vốn mở trường đại học dân lập mà tôi được biết đã hứa với các nhà đầu tư rằng sẽ có mức lãi không dưới 15% khi góp vốn. Ở các nước, trường tư không bao giờ đặt nặng vấn đề lợi nhuận. Hiệu trưởng hoặc chủ tịch hội đồng quản trị các trường tư cũng hưởng lương như các giáo sư và chỉ cao hơn các giáo sư khoảng 30%. Và cũng như các trường công, việc giảng dạy, học tập và nghiên cứu ở các trường này luôn song hành. Các giáo sư làm việc 1/3 thời gian trong phòng nghiên cứu và vẫn được trả lương như giảng dạy…

- Giáo sư đang xúc tiến xây dựng một trường đại học dân lập ở Hội An và là Trưởng ban vận động. Tôi có thông tin là UBND tỉnh Quảng Nam đã có quyết định cấp 28 ha đất ở phía Bắc thị xã Hội An để xây dựng cơ ngơi cho trường này. Phải chăng đây là một trường đại học có tầm vóc và tránh được các nhược điểm của giáo dục đại học hiện nay ở nước ta?

- Giáo sư Trần Văn Thọ: Đến nay, nhiều giáo sư, nhà hoạt động xã hội có uy tín trong nước lẫn nước ngoài, nhiều nhà đầu tư Nhật Bản và các doanh nhân thành đạt người Quảng Nam, các nhà báo có uy tín đã nhận lời tham gia Ban vận động thành lập trường đại học này. Ông Nguyễn Hoàng Long, nguyên phó chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng làm thường trực Ban vận động, tiến hành lập dự án và các thủ tục liên quan. Tôi lo vận động tài trợ, thiết kế nội dung chương trình đào tạo và mời các giáo sư, các nhà khoa học đầu ngành trong nước và quốc tế đến giảng dạy. Có thể nói tên trường sẽ là Trường đại học quốc tế Hội An. Hội An là di sản văn hoá thế giới nổi tiếng sẽ giúp quảng bá cho thương hiệu của một trường đại học. Trường đặt trọng tâm vào lĩnh vực giáo dục có chất lượng không thua bất cứ đại học nào trên thế giới chứ không nhằm vào kinh doanh và sẽ khắc phục mọi nhược điểm giáo dục hiện nay ở bậc đại học. Sinh viên sẽ được tuyển rất khắc khe và sẽ có 1/3 thời gian học theo hình thức seminar. Hai năm đầu, các seminar được các giáo sư giỏi hướng dẫn khả năng diễn đạt tiếng Việt, Anh ngữ và vi tính. Ví dụ, giáo sư sẽ đưa các cuốn sách hay về văn học, lịch sử Việt Nam, tác phẩm khác bằng tiếng Anh vào thảo luận, sinh viên sau đó sẽ viết bài bình luận tóm tắt theo các mức thời gian 5 phút, 15 phút bằng tiếng Việt hoặc Anh ngữ, tuỳ theo môn học…. Cách học này giúp sinh viên hình thành khả năng tư duy, xử lý thông tin và có căn bản về ngoại ngữ. Năm thứ 3 sẽ là các semiar chuyên đề theo ngành học và năm thứ 4 sẽ hoàn chỉnh kiến thức và làm luận văn tốt nghiệp. Một vấn đề hết sức khó khăn là chọn và mời giáo sư giỏi. Họ phải đáp ứng 3 yêu cầu: Nắm vững lý luận về chuyên ngành họ giảng dạy; có kiến thức chuyên sâu về thực tiễn chuyên ngành đó và theo dõi được các động hướng nghiên cứu chuyên ngành trên thế giới. Giáo sư sẽ được trả lương cao trong giảng dạy kể cả thời gian họ nghiên cứu trong phòng thí nghiệm. Ngay ở trong nước hiện nay đã có nhiều vị được đào tạo ở nước ngoài về, đáp ứng 3 yêu cầu đó, nhưng họ không mặn mà với chuyện đi dạy mà thích làm chuyên gia ở các bộ, ngành trung ương chỉ vì thù lao đi dạy quá thấp. Trả thù lao xứng đáng cho họ cũng là cách để phục quyền, xác lập lại vị trí của người thầy hiện nay.

- Trường đại học quốc tế Hội An sẽ có các ngành đào tạo nào, thưa giáo sư?

- Giáo sư Trần Văn Thọ: Trường chúng tôi sẽ có 3 khoa và 3 viện nghiên cứu. Ba khoa là: 1- Khoa Văn hoá quốc tế tổng hợp, tôi tạm dịch là International Liberal Art. Khoa này trang bị kiến thức về văn hoá, lịch sử dân tộc, văn hoá thế giới ở một mặt bằng cao. Sinh viên ra trường có thể hoạt động ở nhiều ngành như làm công chức, kinh doanh, học giả, nhà báo… nhờ họ được trang bị phương pháp tư duy, nghiên cứu tiên tiến và có năng lực về văn hoá. Hiện nay là một ngành học đang được thế giới quan tâm. Tại Nhật, những sinh viên học ngành này thường thành đạt cao khi ra làm việc; 2- Khoa Kinh tế du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực cho việc phát triển du lịch của miền Trung trong tương lai và 3- Khoa Kinh tế kinh doanh quốc tế. Ba Viện nghiên cứu bao gồm: Viện nghiên cứu phát triển miền Trung-Tây nguyên, Viện nghiên cứu đô thị cổ và Viện nghiên cứu Xuyên Á. Ngoài ra, sẽ có một Hội quán giao lưu văn hoá Hội An làm nơi cho các giáo sư được mời thỉnh giảng đến ở. Phần còn lại để kinh doanh du lịch đối với khách thuộc giới trí thức, và là nơi tổ chức các sinh hoạt giao lưu văn hoá, hội thảo khoa học… Cũng xin nói trước là chất lượng sinh viên thi vào sẽ rất cao và phần thi về Anh văn và tiếng Việt là các môn bắt buộc.

- Trường đại học quốc tế Hội An sẽ bắt đầu hoạt động khi nào?

- Giáo sư Trần Văn Thọ: Với các ngành dạy rất mới, rất tiên tiến và sự xuất hiện của các giáo sư giỏi, chắc chắn trường Đại học quốc tế Hội An sẽ thu hút nhiều sinh viên các nước đến du học. Nếu thủ tục và việc đầu tư suông sẻ, có thể trường này sẽ hoạt động từ đầu năm 2007.

- Xin cảm ơn giáo sư đã dành cho TN cuộc trò chuyện này.

Trương Điện Thắng

http://www.thanhnien.com.vn/Giaoduc/2005/4/4/79757.tno

=============================

Với Vietnam.net

Đào tạo tiến sĩ: Cải tổ từ cơ sở và ông thầy!

17/01/2006

(VietNamNet) - "Dư luận lên án người đi mua và bán luận án. Nhưng tôi lấy làm lạ là không ai đặt câu hỏi “làm sao những người mua luận án đã bảo vệ thành công và lấy bằng tiến sĩ"? Họ đã bảo vệ tại đâu, ai ở trong hội đồng chấm luận án ấy? Làm sao nhờ người khác thi hộ để được ghi danh học tiến sĩ mà GS hướng dẫn sau đó không phát hiện được?"

Soạn: AM 678139 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Tham khảo tóm tắt một luận án tiến sĩ tại hội nghị đào tạo sau ĐH . Ảnh: Lê Anh Dũng

Từ ĐH Waseda (Tokyo), GS kinh tế học Trần Văn Thọ đã "kiến nghị một giải pháp dứt khoát cho vấn đề học vị tiến sĩ" (tiêu đề bài viết mà ông gửi cho VietNamNet)

Mục tiêu không có căn cứ khoa học

Từ “lạm phát” văn bằng tiến sĩ tại Việt Nam không đủ để diễn tả tình hình đã quá trầm trọng. Ta vẫn còn bắt gặp những cụm từ “tiến sĩ giấy”, “thi hộ tiến sĩ”, “chợ luận án tiến sĩ”, v.v... trên các bài báo trong nước gần đây.

Tiến sĩ là học vị cao nhất trong khoa học mà lại có thể thi hộ, có thể mua luận án cũ để nộp mà vẫn lấy được bằng? Một người bình thường với một trình độ hiểu biết trung bình cũng có thể đặt ra nghi vấn đó. Đặt được nghi vấn đó thì thấy ngay cái gốc của vấn đề. Tại sao Nhà nước vẫn không thấy hay là thấy mà vẫn không muốn sửa, và tại sao không muốn sửa?

Trong khi dư luận báo chí và những người hiểu biết than thở với nhau “cái học ngày nay đã hỏng rồi” thì những người có trách nhiệm của Nhà nước vẫn tiếp tục đưa ra mục tiêu không có căn cứ khoa học (đến năm 2010 phải có 19.000 tiến sĩ!). Và để đạt mục tiêu, đã đưa các chỉ tiêu xuống các cơ sở giáo dục đào tạo, mà theo chuẩn mực quốc tế, còn rất xa mới đủ năng lực để dạy bậc tiến sĩ.

Nhà nước có ảo tưởng là cứ tăng số lượng nguời có bằng tiến sĩ là có đủ “nhân tài” gánh vác công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Trong lúc đó, về phía cầu, xã hội ngày càng chạy theo bằng cấp, bằng càng cao càng dễ được đề bạt lên các chức vụ cao hơn. Cả hai mặt cung và cầu đều có thể sửa đổi được ngay nếu Nhà nước thấy vấn đề và có quyết tâm thực hiện.

Tôi vẫn không hiểu tại sao tình hình này cứ kéo dài và có chiều hướng trầm trọng hơn mặc dù nhiều người đã thấy vấn đề rất sớm và đã cảnh báo.

Gần 10 năm trước, trên báo Nhân Dân, tôi đã nêu vấn đề này.

Ở ĐH Thammasat, một ĐH dạy kinh tế lâu đời nhất của Thái Lan, trong số gần 60 GS, PGS và giảng viên chính của khoa kinh tế, có hơn 2/3 là những người đã học và lấy bằng tiến sĩ từ các nước tiên tiến, phần lớn là từ các đại học hàng đầu của Mỹ. Thế nhưng, để bảo đảm chất lượng văn bằng tiến sĩ, họ chưa dám bắt đầu đào tạo.

Với số người từng được thử thách và thành công ở các ĐH tiên tiến như vậy, về mặt số GS có tư cách hướng dẫn, họ đã có đủ. Nhưng các điều kiện khác không cho phép nghiên cứu sinh tại Thái Lan cập nhật với các nghiên cứu mới trên thế giới nên họ đã thận trọng. Vào thời điểm hiện tại, ĐH Thammasat vẫn còn rất thận trọng mặc dù lực lượng GS của họ hùng hậu hơn truớc: Hiện nay, có 70 GS, PGS và giảng sư trong khoa kinh tế. Hầu hết đã lấy tiến sĩ từ các nước tiên tiến, mấy năm gần đây họ đã chính thức xây dựng chương trình đào tạo tiến sĩ nhưng mỗi năm cũng chỉ cấp 4 hoặc 5 văn bằng.

Một người bạn của tôi đang dạy ở đó giải thích như sau: Vì muốn văn bằng tiến sĩ tại Thái Lan tương đương chất lượng với văn bằng tại các nước tiên tiến nên chúng tôi chủ trương không đào tạo nhiều và chọn đầu vào rất kỹ, chương trình học cũng vất vả nên những sinh viên giỏi và quyết chí học mới thi đỗ và học đến khi lấy được bằng. Thật ra Đại học Thammasat không phải là trường hợp cá biệt mà sự nghiêm túc đó rất phổ biến tại các nước.

Cái gốc của vấn đề là gì?

Thật ra, trong bài báo đăng trên Tia Sáng (năm 2003), tôi đã nêu mấy kiến nghị cụ thể để giải quyết vấn đề cả hai mặt cung và cầu. Hôm nay, tôi xin rút gọn lại thành một đề nghị gồm mấy điểm mà tôi cho là cơ bản nhất:

Thứ nhất, cần thống nhất phương châm cơ bản là văn bằng tiến sĩ đào tạo ở VN phải tương đương chất lượng với văn bằng tại các nước khác. Không thể cho rằng trình độ phát triển kinh tế, xã hội VN còn thấp thì phải chấp nhận văn bằng có giá trị thấp.

Thứ hai, nhà nước không giao chỉ tiêu đào tạo đến các viện, các truờng, và không tạo điều kiện cho quan chức đi học tại chức để lấy bằng tiến sĩ (Quan chức nhà nước chỉ cần có bằng ĐH, không xem học vị thạc sĩ hay tiến sĩ là tiêu chuẩn để đề bạt).

Thứ ba, tạm ngừng các chương trình đào tạo tiến sĩ tại các viện, các trường cho đến khi có chính sách mới, đồng thời tiến hành lập các hội đồng thẩm định gồm những nhà khoa học có uy tín trong và ngoài nước với nhiệm vụ thẩm định, đánh giá tư cách đào tạo tiến sĩ của các truờng, các viện và các giáo sư. Công khai trên báo đài tên tuổi, thành tích khoa học của những thành viên trong các hội đồng thẩm định.

Thứ tư, sau chừng nửa năm hoặc một năm hoạt động của các hội đồng thẩm định, công bố danh sách các trường, các viện và tên các giáo sư đã qua thẩm định và được thừa nhận có tư cách đào tạo tiến sĩ. Các cơ quan nầy được phép tiếp tục các chương trình đào tạo tiến sĩ.

Thứ năm, những nghiên cứu sinh đã được nhận vào các viện, các trường không đủ tư cách đào tạo tiến sĩ phải thi lại vào các viện, các trường có tư cách đó.

Thứ sáu, khuyến khích những “tiến sĩ” đã lấy bằng tại các cơ sở không đủ tiêu chuẩn mạnh dạn xin bảo vệ lại tại những viện, những truờng có đủ tiêu chuẩn đào tạo.

Trong tương lai, những tiến sĩ chân chính sẽ ghi thêm chi tiết về nơi được đào tạo trong danh thiếp hoặc trong các giấy tờ liên hệ. Và như vậy, những tiến sĩ không đủ tiêu chuẩn phải bảo vệ lại hoặc tự đào thải.

Những đề nghị này tập trung giải quyết trên căn bản vấn đề tiêu chuẩn của các cơ sở đào tạo và của các GS, PGS. Đây là vấn đề tế nhị và sẽ gặp phải sự phản kháng của những cơ sở và của những người không đủ tiêu chuẩn. Nhưng không thể có phương pháp nào khác để giải quyết tình trạng hiện nay. Những người có ý kiến khác cũng nên công khai thảo luận trên báo đài.

Chúng ta thử trở lại các nghi vấn nêu ở đầu bài này.

Dư luận phê phán “chợ luận án”, lên án người đi mua và bán luận án. Nhưng tôi lấy làm lạ là không ai đặt câu hỏi “làm sao những người mua luận án đã bảo vệ thành công và lấy bằng tiến sĩ"? Họ đã bảo vệ tại đâu, ai ở trong hội đồng chấm luận án ấy? Làm sao nhờ người khác thi hộ để được ghi danh học tiến sĩ mà GS hướng dẫn sau đó không phát hiện được? Chung quy cái gốc vẫn là ở cơ sở đào tạo và ở người hướng dẫn làm luận án. Không giải quyết cái gốc này thì tình trạng vẫn như cũ.

Nếu đề án này được thực hiện thì mỗi năm, số người lấy được bằng tiến sĩ tại VN sẽ ít hẳn đi, nhưng đó là trạng thái bình thường ở giai đoạn phát triển hiện nay của đất nước ta.

Ít nhất là trong bộ máy nhà nước và trong giới doanh nghiệp, số người có bằng tiến sĩ ở VN nhiều hơn hẳn ở Nhật Bản là nước đông dân hơn nhiều và có thu nhập đầu người gấp 75 lần VN. Đó là hiện tượng dị thường.

Hiện nay, Bộ GD-ĐT đang có kế hoạch cải thiện chương trình đào tạo tiến sĩ. Đó là ý định tốt. Tuy nhiên, không thể chỉ sửa đổi các tiêu chuẩn, điều kiện liên quan đến luận án, đến quy trình đánh giá luận án và đưa chỉ thị mới xuống các cơ sở đào tạo hiện nay là cải thiện được tình hình. Phải giải quyết cái gốc của vấn đề!

http://www.vietnamnet.vn/giaoduc/2006/01/533154/

Bức thư của Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln gửi thầy giáo con trai

Thư của Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln gửi thầy hiệu trưởng ngôi trường nơi con trai ông theo học -- Đã từng được đăng lại lần 2 trên Tuổi Trẻ Chủ Nhật cách đây chừng 5 năm.)


Con tôi sẽ phải học tất cả những điều này, rằng không phải tất cả mọi người đều công bằng, tất cả mọi người đều chân thật. Nhưng xin thầy hãy dạy cho cháu biết cứ mỗi một kẻ vô lại ta gặp trên đường phố thì ở đâu đó sẽ có những con người chính trực; cứ mỗi một chính trị gia ích kỷ, ta sẽ có một nhà lãnh đạo tận tâm. Bài học này sẽ mất nhiều thời gian, tôi biết, nhưng xin thầy hãy dạy cho cháu biết rằng một đồng đôla kiếm được do công sức lao động của mình bỏ ra còn quý giá hơn nhiều so với 5 đôla nhặt được trên hè phố..

Xin thầy dạy cho cháu biết cách chấp nhận thất bại và cách tận hưởng niềm vui chiến thắng.
Xin hãy dạy cháu tránh xa sự đố kỵ.

Xin dạy cháu biết được bí quyết của niềm vui chiến thắng thầm lặng. Dạy cho cháu biết được rằng những kẻ hay bắt nạt người khác nhất lại là những kẻ dễ bị đánh bại nhất...

Xin hãy giúp cháu nhìn thấy thế giới kỳ diệu của sách... nhưng cũng cho cháu có đủ thời gian để lặng lẽ suy tư về sự bí ẩn muôn thuở của cuộc sống: đàn chim tung cánh trên bầu trời, đàn ong bay lượn trong ánh nắng và những bông hoa nở ngát bên đồi xanh.

Xin giúp cháu có niềm tin vào ý kiến riêng của bản thân, dù tất cả mọi người xung quanh đều cho rằng ý kiến đó hoàn toàn sai lầm...

Xin hãy dạy cho cháu biết cách đối xử dịu dàng với những người hoà nhã và cứng rắn với những kẻ thô bạo. Xin tạo cho cháu sức mạnh để không chạy theo đám đông khi tất cả mọi người đều chỉ biết chạy theo thời thế.

Xin hãy dạy cho cháu biết phải lắng nghe tất cả mọi người những cũng xin thầy dạy cho cháu biết cần phải sàng lọc những gì nghe được qua một tấm lưới chân lý để cháu chỉ đón nhận những gì tốt đẹp...

Xin hãy dạy cho cháu biết cách mỉm cười khi buồn bã, xin hãy dạy cháu biết rằng không có sự xấu hổ trong những giọt nước mắt.

Xin hãy dạy cho cháu biết chế giễu những kẻ yểm thế và cẩn trọng trước sự ngọt ngào đầy cạm bẫy.

Xin hãy dạy cho cháu rằng có thể bán cơ bắp và trí tuệ cho người ra giá cao nhất, nhưng không bao giờ cho phép ai ra giá mua trái tim và tâm hồn mình...

Xin hãy dạy cho cháu khoanh tay làm ngơ trước một đám đông đang gào thét... và đứng thẳng người bảo vệ những gì cháu cho là đúng…

Xin hãy đối xử dịu dàng với cháu nhưng đừng vuốt ve nuông chiều cháu bởi vì chỉ có sự thử thách của lửa mới tôi luyện nên được những thanh sắt cứng rắn.

Xin hãy dạy cho cháu biết rằng cháu phải luôn có niềm tin tuyệt tối vào bản thân, bởi vì khi đó cháu sẽ luôn có niềm tin tuyệt đối vào nhận loại.

Đây quả là một yêu cầu quá lớn, tôi biết, thưa thầy. Nhưng xin thầy cố gắng hết sức mình, nếu được vậy, con trai tôi quả thật là một cậu bé hạnh phúc và may mắn.

Các thủ thuật trình chiếu ảnh trong PowerPoint.

- Khi trình chiếu các slide PowerPoint để minh họa cho bài giảng hay bài thuyết trình của mình, có thể bạn sẽ cần biết những thủ thuật để không cho ai chỉnh sửa nội dung file của mình, không cho hiển thị màn hình đen khi kết thúc, làm nổi bật một vùng trên màn ảnh mà không dùng đến bút laser, ấn định thời gian trình chiếu mỗi slide...

Ngăn không chochỉnh sửa nội dung tập tin PowerPoint:

Trong những giây phút nghỉ giải lao giữa buổi thuyết trình, nếu bạn cần đi ra ngoài và không muốn ai đó chỉnh sửa gì trong tập tin PowerPoint của mình thì có một phương pháp bảo mật khá đơn giản mà hiệu quả (chỉ áp dụng cho các tập tin PowerPoint). Cách này sẽ làm cho tập tin Powerpoint trình diễn sẽ luôn luôn hiển thị ở dạng Full Screen, và lúc này các thao tác chỉnh sửa copy dữ liệu trên tập tin gốc là hoàn toàn không thể. Thực hiện như sau:

Mở Windows Explorer, truy cập vào thư mục chứa tập tin trình diễn PowerPoint của mình, bấm phải vào nó và chọn Rename. Tiếp đó bạn tiến hành đổi phần mở rộng của tập tin, từ PPT thành PPS. Bạn sẽ thấy biểu tượng của tập tin Powerpoint thay đổi thành một dạng khác. Cứ vừa bấm chuột vào tập tin này thì nó sẽ lập tức trình diễn ở chế độ Full Screen nên không thể chỉnh sửa gì được.

Nếu không thấy phần mở rộng của tập tin PowerPoint hiển thị, bạn vào Folder Options, chọn thẻ View, bỏ dấu chọn trong dòng Hide file extensions for known file types > OK.

Để có thể chỉnh sửa biên tập lại tập tin Powerpoint (dạng PPS), bạn tiến hành sửa phần mở rộng trở lại là PPT như ban đầu là xong.

Không cho hiển thị màn hình đen khi kết thúc các slide trình diễn:

Thông thường trên PowerPoint, khi kết thúc slide trình diễn cuối cùng sẽ có một màn hình đen, tạo ra một ấn tượng không hoàn hảo lắm với người xem. Bạn có thể vô hiệu hóa sự xuất hiện của màn hình đen này như sau:

Từ màn hình biên soạn của PowerPoint bạn vào menu Tools > Options > View, bỏ dấu chọn trong dòng End with black sile > OK .

Sử dụng công cụ Pen để làm nổi bật một vùng bất kỳ khi trình diễn:

Thông thường khi trình chiếu PowerPoint với máy chiếu (projector), để làm cho học viên chú ý vào một phần nào đó đang hiển thị, người ta thường dùng bút laser để chỉ vào đó. Tuy nhiên nếu không có công cụ này, bạn có thể dùng công cụ Pen mà PowerPoint hỗ trợ sẵn như sau:

Từ giao diện đang trình chiếu slide bất kỳ, bạn bấm phải chuột lên nó. Trong menu xổ ra bạn chọn Pointer Options > Pen (chọn Pen Color, chọn màu bất kỳ để định màu cho vùng cần làm nổi bật), lúc này con trỏ chuột trên giao diện trình diễn sẽ được thay thế bằng một cây bút chì và bạn hãy dùng nó để “tô”, làm nổi bật vùng cần tạo sự chú ý .

Thao tác này chỉ có tác dụng tạm thời trên slide trình diễn và hoàn toàn không ảnh hưởng gì tới tập tin gốc của bạn.

Ấn định thời gian trình diễn cho mỗi slide PowerPoint:

Thủ thuật này sẽ giúp cho bạn chủ động hơn trong việc quản lý thời gian khi thuyết trình với các slide trong PowerPoint. Bạn sẽ đo được thời gian thuyết trình từng slide rất cụ thể để từ đó đề ra phương án tốt nhất cho buổi trình chiếu của mình.

- Trên giao diện biên soạn của PowerPoint, bạn bấm chọn slide đầu tiên.

- Vào menu Slide Show > Rehearse Timings, lúc này slide sẽ chuyển sang chế độ trình diễn và đồng thời sẽ xuất hiện thêm thanh công cụ đồng hồ thời gian bắt đầu chạy ở góc bên trái: bạn bắt đầu thử tự thuyết trình để đo thời gian. Khi xong Slide1, để tiếp tục sang Slide2 bạn bấm vào nút mũi tên từ trái sang phải, và cứ tiếp tục thuyết trình thử như vậy cho tới slide cuối cùng

- Sau khi tới slide cuối, khi bấm chuột vào nút mũi tên, PowerPoint sẽ đưa ra thông báo hỏi bạn có ấn định thời gian cho các slideshow hay không (đồng thời trên đây cũng có thông báo tổng số thời gian mà bạn đã tự thuyết trình lúc nãy). Bạn hãy chọn Yes để trở về môi trường soạn thảo. Lúc này bạn sẽ được thông báo chi tiết hơn về thời gian thuyết trình riêng của các slide mà bạn vừa tiến hành.

Xem thử trình diễn khi đang soạn thảo (chỉ dùng từ PowerPoint XP trở lên):

Thủ thuật này sẽ cho phép bạn chạy trình diễn slide ngay khi đang thiết kế nhưng không ở chế độ Full Screen, nó sẽ giúp bạn hình dung dễ hơn mức độ thẫm mỹ của slide và có thể sửa chữa ngay khi cần.

Khi đang ở chế độ soạn thảo Normal, trên thanh công cụ phía dưới bên trái bạn bấm giữ Ctrl rồi bấm chọn nút công cụ trình diễn (nút thứ ba tính từ trái qua). Lúc này sẽ xuất hiện một khung trình diễn nhỏ ở góc trên bên trái của màn hình, trình diễn slide mà bạn đang biên soạn trong khi màn hình soạn thảo vẫn đang nằm ở phía bên dưới . Bạn có thể bấm Alt+Tab để di chuyển qua lại giữa hai cửa sổ này. Ngay khi bạn có sự thay đổi gì trên slide biên soạn phía bên dưới, tất cả thông tin sẽ được lập tức cập nhật trong khung trình diễn phía trên

Cách tạo một Album nhạc trên Blog


Một Album nhạc sẽ làm cho Blog của bạn thêm phong phú, đồng thời thu hút những người yêu âm nhạc. Và cho dù đi đâu, chỉ cần một máy tính nối mạng là bạn có thể dễ dàng nghe những bản nhạc yêu thích do mình đưa lên.

Hiện nay có rất nhiều trang web cho ta thực hiện điều này. Bài viết này chỉ giới thiệu cách tạo Album nhạc trên trang web Esnips.com, các trang web khác cũng được thực hiện gần như tương tự.

Công việc trước tiên là bạn phải chuẩn bị cho mình những bản nhạc yêu thích. Sau đó bạn phải đăng ký là thành viên của http://www.esnips.com, với dung lượng lưu trữ lên đến 5 GB tha hồ cho bạn upload nhạc lên mạng. Cách đăng ký thành viên như sau:

Truy cập vào trang web http://www.esnips.com, bấm vào thẻ “Join Now!”. Tại cửa sổ mới hiện ra nhập email vào “Your e-mail address” và gõ password vào “Choose your password”, tại “Type the letters you see below” gõ dòng chữ nhìn thấy ở phía dưới đồng thời đánh dấu vào “I have read and agree to the terms of use”. Sau đó bấm Create Account, lúc này bạn đã hoàn tất quá trình đăng ký.

Để thuận tiện cho việc phân loại nhạc bạn nên tạo ra những thư mục khác nhau bằng cách vào thẻ folders rồi chọn tiếp “New folder”. Gõ thư mục vào “Give your new eSnips folder a name”. Các lựa chọn “Public Folder” cho tất cả cùng xem, “Group Folder” cho các bạn bè xem và “Private Folder” chỉ mình bạn xem. “Describe it” dùng để gõ những mô tả cần thiết về album nhạc và “Tag it” dùng để gõ những từ khóa cần thiết để cho công việc tìm kiếm dễ dàng.

Khi đã tạo được thư mục rồi thì bây giờ là chỉ cần upload file lên mạng, vào Uploading Files chọn Browse để chọn file cần upload từ máy tính, bấm tiếp Browse để lựa chọn những file nhạc khác, trang web hỗ trợ rất nhiều định dạng nhạc khác nhau. Khi đã upload xong bạn bấm tiếp vào “Go to Folder” trang web sẽ hiện ra những file mà bạn đã upload lên thư mục.

Tích dấu vào đầu tên của bài hát, bấm tiếp vào dòng chữ “Add to Quicklist” ở phía dưới bài hát nó sẽ đổi thành “Go to Quicklist >”. Bấm tiếp “Go to Quicklist >” sẽ hiện ra thanh công cụ Quicklist. Tại thanh công cụ này bạn chọn tiếp “Create playlist widgets”.

Cửa sổ mới xuất hiện bạn có thể chọn một trong hai “widget”, tại “Customize” chọn No để bấm play khi nghe nhạc hoặc chọn Yes để tự động chơi nhạc. Lúc này phía dưới “Copy and paste” bạn đã có đoạn code cho riêng mình.

Công việc bây giờ là copy đoạn code vào blog entry. Và hãy nhớ mời bạn bè vào nghe Album do chính mình vừa tạo ra.

Công việc cuối cùng là khi viết Entry, blogger nên nhớ đánh dấu vào view html source, copy đoạn code embed html rồi dán vào entry là xong.

Theo QTM

Làm quen với PowerPoint

Tạ Yên Thái K41 - Khoa CNTT - ĐH TH, Hà Nội. PC World VN

Tôi đã có dịp dự một buổi trao đổi về thông tin thư viện và cách sử dụng máy tính để tra cứu thông tin. Thông tin do tác giả trình bày dựa trên các đề mục chính được hiển thị trên màn ảnh bằng trình soạn thảo Winword thông qua máy vi tính và một số thiết bị cần thiết. Thật là không gây ấn tượng khi cứ phải kéo từng dòng một. Trong khi đó hãng Microsoft đã tung ra bộ office, trong đó có PowerPoint, với các công cụ chuyên dùng, để trình diễn nội dung cần trình bày của bạn một cách súc tích và sinh động. Với kinh nghiệm ít ỏi của mình, thông qua bài viết này tôi muốn giúp các bạn có thể sử dụng phần mềm PowerPoint trong mục đích trên. Tôi sử dụng version 7.0 dành cho Windows 95.

Cài đặt PowerPoint

PowerPoint được cài mặc định trong office khi bạn cài bộ này trên máy. Tuyệt nhiên sẽ có hiệu quả hơn khi bạn cài thêm PowerPoint view, nó nằm trong thư mục "ppviewer" của bộ office, nó sẽ rất thuận tiện trong việc trình diễn. Ppview xuất hiện trong menu star, bạn có thể kéo một shortcut của nó ra ngoài màn hình nền nếu thường sử dụng (theo tôi tốt nhất nên cho PowerPoint và ppview nằm trong một thư mục trên menu Start).

Chạy PowerPoint.

Chạy PowerPoint rất đơn giản: chỉ cần click vào PowerPoint trên menu Start. PowerPoint sẽ đưa ra một hộp thoại Tip of the day, cho bạn biết thêm một số điều về nó. Lần sau nếu không muốn nó hiện lên hãy bỏ dấu kiểm ở hộp Show tip at the Startup. Tiếp theo, PowerPoint sẽ hiện ra hộp thoại yêu cầu, bạn có thể lựa chọn các mục nhằm tạo hoặc mở một slide hợp lý theo cách của mình.

- Nếu chọn AutoContent Wizard, chương trình sẽ đưa ra một số câu hỏi và bạn phải trả lời cho nó, để cuối cùng các slide được tạo ra một cách hợp lý nhằm phục vụ mục đích trình diễn của bạn.

- Nếu bạn chon Template, bạn sẽ phải chọn một số mẫu nền thích hợp cho slide của bạn.

- Bạn cũng có thể chọn Blank Presentation để tạo slide với nền trắng để có thể tuỳ biến nó. (ở đây chúng ta đi từ slide đơn giản nhất, đó là chọn Blank).

Sử dụng PowerPoint.

Chúng ta bắt đầu đi sâu vào việc sử dụng PowerPoint với các thủ thuật nhỏ:

* Để tạo một slide mới: Chọn insert/New Slide hoặc biểu tượng New Slide trên thanh Tollbar hoặc nhấp Ctrl + M.

* Để tạo màu nền: Vào Format/Custom Background rồi chọn màu bạn thích và nhấp "Apply" cho một slide hoặc "Apply to All" cho tất cả các slide của bạn. Bạn cũng có thể chọn màu nền có sẵn của các slide mẫu bằng cách nhấp vào biểu tượng "Apply Design Template" trên thanh "Toolbar standard", sau đó chọn màu nền bạn thích.

* Tạo các hình tuỳ thích: Bạn hãy nhấp vào các biểu tượng nằm trên hộp "Drawing", sau đó vẽ lên slide của mình nhằm tạo các hình theo sở thích.

* Bạn chọn biểu tượng "Text box" để viết các đề mục chính trong bài phát biểu của mình. Sau đó nên đánh dấu cho các đề mục bằng cách nhấp phím phải vào hộp "Text box", chọn "bullet" và chọn các kí hiệu thích hợp".

* Bạn cũng có thể xoay các đối tượng của mình bằng cách chọn biểu tượng "Free rotate tool", hoặc vào "Draw/rotate/flip" và chọn các kiểu xoay phù hợp.

* Bạn có thể thay đổi font thích hợp bằng cách chọn "Format/font".

Tạo các hiệu ứng đặc biệt

Nhắp vào biểu tượng "Fill color", rồi chọn "shaded" để tạo bóng cho đối tượng, đây là hiệu ứng hết sức bắt mắt để tạo ra những hình ba chiều. Bạn cũng có thể tạo các cách tô vẽ cho đối tượng của mình bằng cách chọn các mục còn lại trong Fill color. Chú ý: bạn không thể làm điều này với các đối tượng là hình ảnh.

* Chọn nút "Shawdow [on/off]" để tạo hình bóng của đối tượng lên hình nền. Đây cũng là một cách làm cho đối tượng của bạn thêm phần đẹp đẽ.

* Bạn có thể làm việc với các slide của mình một cách thuận tiện bằng cách nhắp vào các biểu tượng nằm phía dưới màn hình.

* Để các đối tượng nằm trên hoặc dưới cho phù hợp hình thức trình bày, chọn đối tượng rồi vào menu "Draw’ chọn "Bring forward" hoặc "Send backward".

* Ngoài việc cắt dán các đối tượng đã hết sức quen thuộc, bạn cũng có thể chèn các đối tượng khác như trong các phần mềm khác của bộ office bằng cách vào insert/object. Bạn có thể chèn một tài liệu Word hoặc bảng tính excel, một bản nhạc, đoạn phim hay bất cứ cái gì bạn múon.

* Với các thay đổi trên đối tượng bạn có thể trở về trạng thái cũ bằng cách nhắp vào biểu tượng "Undo" hoặc "Redo".

* Một trong những hiệu ứng có kết quả tốt là tạo nên những ấn tượng khi trình bày các đối tượng theo các cách khác nhau, làm tăng hiệu quả trình bày lên rõ rệt. Nhắp vào biểu tượng Animation effect trên thanh toolbar, một bảng nút sẽ hiện ra.

Hãy chọn từng đối tượng và thử từng biểu tượng, sau đó nhắp biểu tượng "Slide Show" để biết kết quả

Trình diễn với PowerPoint

Có nhiều cách để trình diễn các slide PowerPoint. Vào "View/slide show"... hoặc nhắp biểu tượng "Slide show" bên trái phía dưới màn hình. Theo mặc định, đuôi của các file PowerPoint là *.ppt. Bạn cũng có thể đổi tên khác nếu muốn.

- Khi trình diễn, các đối tượng của slide hoặc từng slide sẽ hiện ra theo từng cái nhắp chuột hoặc biểu tượng nào đó của bàn phím. Theo tôi, bạn nên cho các tiêu mục hiện ra lần lượt để dễ theo dõi.

Bạn có thể dùng bút để vẽ, khoanh tròn các vấn đề quan trọng bằng cách nhắp vào nút có hình mũi tên bên dưới và chọn pen hoặc nhắp nút phải lên màn hình và chọn lựa. Bạn có thể chọn màu cho đường vẽ bằng cách vào pointer options/pen color" và chọn màu thích hợp.

- Muốn kết thúc, chọn "End Show".

Trình diễn với pptview.

Chọn pptview trong menu Start. Màn hình Microsoft PowerPoint Viewer hiện ra. Trong "list files of Type" chọn *. ppt và trong "Directories" chọn thư mục, trong "File Name" chọn các file cần thiết nhắp biểu tượng "Show". Việc sau đó giống như đã trình bày ở phần trên. Chọn hộp đánh dấu" Loop continuously until esc", dùng để thoát khi ấn "ESC".

Hoàn chỉnh việc trình diễn.

Bạn có một file t1.ppt và t2.ppt nằm trong hai thư mục khác nhau và bạn muốn trình diễn cả hai file này nhằm một mục đích nào đó. Làm thế nào? Đó chính là nhiệm vụ của Ppview.

Hãy tạo một file có tên là trinhdien.lst (chú ý đuôi. lst). Sau đó bạn dùng bất cứ một công cụ nào để soạn thảo tên file này.

Ví dụ ta có:

- path:\t1.ppt

- path:\t2.ppt

....

ở đây path là chỉ đường dẫn cụ thể đến file đó.Lưu file này vào một thư mục nào đó. Lần sau muốn trình diễn file này hãy dùng đến pptview, trong "List files of the Type" chọn *.lst. chọn file cần trình diễn, pptview sẽ trình diễn các slide của t1.ppt trước và t2.ppt sau. Trên đây chỉ là những kinh nghiệm nhỏ của tôi, xin cung cấp để bạn có thể bước đầu sử dụng hiệu quả phần mềm PowerPoint.