Thứ Bảy, 1 tháng 9, 2007

Báo cáo chất lượng giáo dục: tư duy cũ kỹ


08:35' 28/09/2004 (GMT+7)

(VietNamNet) - Phần đắt giá nhất và được chờ đợi nhiều nhất trong báo cáo lại chứng tỏ tư duy mới còn rất lúng túng, chỉ nói đại ngôn- ý kiến của nhiều nhà khoa học góp ý về dự thảo báo cáo chất lượng giáo dục của Chính phủ. Hội thảo do Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam tổ chức ngày 27/9.

Soạn: AM 153879 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
GS Phan Đình Diệu: "Bẳng rởm và thi cử gian trá là vấn đề không thể giải quyết nhanh chừng nào chưa giải quyết được tâm lý học tập hướng tới hư danh".

Báo cáo không xứng tầm!

"Đây không phải là một báo cáo thường lệ, mà một báo cáo đặc biệt trước những bức xúc của cử tri; là cơ hội để chúng ta nhìn lại toàn diện và sâu sắc những vấn đề lớn của giáo dục, những gì là thành tựu chính, những gì là tồn tại, vướng mắc lớn nhất để tích cực giải quyết, tìm đường thoát khỏi cuộc khủng hoảng hiện nay. Toàn dân đặt niềm tin và hi vọng vào bản báo cáo này với mong muốn đây là một khởi động cho những chuyển biến mạnh mẽ nhằm chấn hưng theo yêu cầu của cuộc sống". GS Hoàng Tuỵ nhìn nhận. Với kỳ vọng đó, không ít các nhà khoa học đã..lắc đầu.

"Chưa đúng tầm, cấu trúc tủn mủn và nét chung nhất là không thấy rõ những vấn đề cấp thiết, cấp bách của giáo dục", GS Phan Đình Diệu góp ý.

GS Chu Tuấn Nhạ nhận xét, đọc báo cáo xong chưa rõ ý chính, ý phụ, và điều cơ bản hơn chẳng thấy một lộ trình giáo dục nào được vạch ra ở đây, mặc dù báo cáo đã dày công liệt kê những thành tựu, thành tích trong nhiều năm và đề xuất phương hướng từ nay đến 2010.

Mặc dù đã "rào đón": "có nhiều ý kiến khá bi quan về thực trạng giáo dục nước ta mà thực ra không đến nỗi như vậy", nhưng cuối cùng thì GS Nguyễn Lân Dũng vẫn cho rằng: “Nếu đưa bản báo cáo này ra, dứt khoát Quốc hội sẽ không chấp nhận”bởi bản báo cáo không đạt yêu cầu “đánh giá tình hình GD” mà giống như một bản báo cáo thành tích cộng với lý lẽ thanh minh cho những tồn tại, bất cập, trình bày lại quá dàn trải.

Cụ thể hơn, GS Hồ Sĩ Thoảng phân tích: "Quốc hội yêu cầu báo cáo đánh giá chất lượng giáo dục chứ không phải nêu thành tựu. Nếu trình bày tách bạch thành tựukhuyết điểm, yếu kém riêng nhau sẽ thấy không rõ ràng đâu là thành tựu, đâu là yếu kém, nghĩa là cứ mỗi thành tựu là kèm theo yếu kém, rất khó đánh giá".

Từ bản dự thảo thứ nhất đến bản dự thảo thứ 5 rồi bản thứ 6 (mới nhất tới tháng 9 này), tuy có nhiều thay đổi chi tiết, câu chữ, nhưng cơ bản vẫn một cách nhìn ấy. Nhiều con số nêu trong báo cáo có thể đều chính xác, song chưa nói đúng thực chất tình hình, vẫn cho cảm giác chưa thật, còn tránh né nhiều vấn đề cốt lõi, hoặc hời hợt khi nhận định các vấn đề bất cập, cho nên chưa tạo được niềm tin, nhiều đại biểu tham dự hội thảo đã bày tỏ cách nhìn như vậy.

Đâu là bức xúc của dân?

"Nhiều phần bản báo cáo còn thể hiện tư duy cũ, chứng tỏ tư duy mới còn rất lúng túng, chưa rõ ràng, thậm chí có thể nói chỉ trên ngôn từ và đại ngôn", GS Hoàng Tuỵ nêu dẫn chứng: báo cáo nói "phát triển con người Việt Nam với đầy đủ bản lĩnh và phẩm chất tốt đẹp của dân tộc, xây dựng nền giáo dục của dân, do dân, vì dân" thì không có gì sai, nhưng đó là điều vĩnh viễn đúng. Nhưng cái ta cần là những nguyên tắc và quan niệm để dẫn dắt đến một nền giáo dục phù hợp với yêu cầu của cuộc sống hiện đại. Nói đổi mới tư duy giáo dục là cần xác định các vấn đề cụ thể của giáo dục trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là không đầy đủ, không đúng".

Soạn: AM 153883 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Mở rộng quy mô đào tạo ĐH, vừa đáp ứng nhu cầu học tập của người dân, vừa tạo thế cạnh tranh cho các trường nâng cao chất lượng. Ảnh: Nguyên Vũ

GS Phan Đình Diệu đề xuất: “Để đánh giá đúng thực trạng, đề xuất được giải pháp ngắn hạn, dài hạn cho phát triển giáo dục, phải đề cập đến những vấn đề nhức nhối mà xã hội, người dân đang quan tâm nhất”.

Căn bệnh "dối trá" của thành tích, học giả bằng thật; việc "núp bóng" để dạy thêm tràn lan; chuyện độc quyền in sách giáo khoa,; sự phân luồng học sinh không hiệu quả; thi cử lạc hậu và nặng nề..."những bức xúc sâu sắc của người dân về giáo dục quanh đi quẩn lại cũng chỉ có mấy chuyện vừa nêu" (theo cách nói của một GS) lại tiếp tục được gióng lên trong buổi hội thảo.

Vấn đề GS Hồ Sĩ Thoảng nêu lên cũng đã được nhiều đại biểu quan tâm: báo cáo tình hình giáo dục nên tập trung phân tích và đề xuất được các chủ trương, chính sách thúc đẩy xã hội hóa giáo dục một cách lành mạnh, đáp ứng nhu cầu học tập của người dân. Ví dụ, việc mở các trường ĐH dân lập không chỉ thoả mãn nhu cầu học ĐH cho số đông người dân mà còn kích thích cạnh tranh giữa các trường ĐH khi quy mô đào tạo được mở rộng. Từ sự cạnh tranh đó mới thúc đẩy chất lượng phát triển, bất kể trường công hay tư...

"Thành lập một tổ chức độc lập bên cạnh Bộ GD-ĐT hay Chính phủ để nghiên cứu kế hoạch, lộ trình cụ thể cải cách giáo dục. Tổ chức này phải làm việc trong vài ba năm để đề xuất kế hoạch đó và đưa ra Quốc hội thảo luận và thông qua trước khi thực hiện", đề xuất này của GS Hoàng Tuỵ đã nhận được nhiều sự hưởng ứng từ phía các đại biểu dự hội thảo.

  • Hạ Anh

Không có nhận xét nào: