|
(từ trang web của Viện QH Thủy lợi miền Nam) Cách đây hơn 2 năm, nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã lưu ý và đưa trực tiếp cho tôi một mẩu tin cắt trên báo với tựa đề :”Dải băng lớn nhất ở Bắc cực đang tan ra” do các nhà khoa học Mỹ và Canada nghiên cứu ở vùng Ward Hunt thuộc Bắc cực. Theo các nhà khoa học, dải băng này đã tồn tại từ hơn 3.000 năm nay từ ngoài khơi đảo Ellesmere đã bắt đầu tách rời thành hai khối lớn và hậu quả trước mắt là nguồn nước ngọt ở hồ nằm lọt giữa các tảng băng sẽ đổ ra biển, ảnh hưởng đến sự đa dạng sinh thái của các loài sinh vật nổi và các sinh vật đặc biệt khác trong vùng. Tháng 2 năm 2007, Ngân hàng thế giới (WB) vừa mới công bố tài liệu nghiên cứu của các chuyên gia về tác động của mực nước biển dâng đối với 84 quốc gia đang phát triển với mục đích cảnh báo các nước cần phải có các hành động thích ứng, kịp thời. Các nhà khoa học đã chứng minh mực nước biển dâng là do sự thay đổi khí hậu quá lớn bởi khí thải gây ra hiệu ứng nhà kính, trái đất ngày càng nóng lên làm cho mực nước biển dâng từ 1-3 m ngay trong thế kỷ 21 này. Trong trường hợp xấu hơn, nếu không kiểm soát được tốc độ băng tan ở băng đảo ( Quá trình thay đổi khí hậu sẽ gây ra nhiều tác động xấu đến môi trường sinh thái như tăng mật độ của các cơn bão, lũ lụt, hạn hán, mực nước biển dâng, các dịch bệnh và làm mất đi đa dạng hoá sinh học. Mực nước biển dâng sẽ đe doạ trực tiếp đến các quốc gia có dân số cao và kinh tế tập trung ở vùng ven biển. Ba yếu tố chính dẫn đến mực nước biển dâng gồm: nhiệt độ không khí tăng cao, các núi băng vùng Ngân hàng thế giới đã sử dụng 6 chỉ tiêu như đất đai, dân số, tổng sản phẩm nội địa, việc mở rộng đô thị, sản xuất nông nghiệp, và vùng đất ướt. Các nhà khoa học dựa trên số liệu dân số, tình hình phát triển kinh tế, xã hội cũng như các loại hình sử dụng đất hiện tại để đánh giá những ảnh hưởng do mực nước biển dâng đối với 84 quốc gia đang phát triển thuộc 5 vùng. Tổng hợp các kết quả nghiên cứu cho thấy mức tăng mực nước biển sẽ thay đổi trong phạm vi từ 1 đến 5 mét. Các nhà khoa học cũng cảnh báo hàng trăm triệu người thuộc các nước đang phát triển sẽ phải di chuyển chỗ ở do mực nước biển dâng. Những tác động do mực nước biển tăng cao không giống nhau ở các vùng và các quốc gia. Đông Á, vùng Trung Đông, Bắc Phi có thể là những vùng sẽ chịu tác động lớn nhất. Các tác động nghiêm trọng có thể xảy ra ở các quốc gia như Việt Nam có thể bị tác động nghiêm trọng do mực nước biển tăng cao xảy ra ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng. Đây là 2 vùng có dân số và các hoạt động phát triển kinh tế chiếm tỷ lệ lớn của đất nước. Khoảng 10,8% dân số Việt Nam có thể bị tác động nếu mực nước biển tăng lên 1 mét và khoảng 35% bị tác động nếu mực nước biển dâng cao lên 5 mét. Tổng sản phẩm nội địa và việc mở rộng đô thị chịu những tác động tiếp theo ở mức độ tương tự. Hầu hết các vùng đất ướt Việt Với mục đích chủ động có kế hoạch đề phòng, báo cáo của Ngân hàng thế giới khuyến cáo rằng mực nước biển dâng trong phạm vi từ 1 đến 3 mét cần được xem xét như là một thực tế sẽ xảy ra. Tuy nhiên, cho đến nay, ở nhiều quốc gia đang phát triển chưa thực sự nghiêm túc xem xét những vấn đề này trong việc lập quy hoạch dân cư và phát triển cơ sở hạ tầng. Việt Ngoài ra, cần thiết phải bắt đầu có kế hoạch sống chung với thiên tai ở mức chấp nhận được (planning for adaptation). Theo điều khoản của Hội nghị khung liên hiệp quốc về thay đổi khí hậu (UNFCCC)), các chương trình hành động ứng phó quốc gia (NAPAs) hướng đến việc xác định các hoạt động ưu tiên bao gồm cả việc sống chung với vấn đề mực nước biển tăng cao. Việt TS Tô Văn Trường Viện trưởng Viện Quy hoạch Thuỷ lợi miền Nam |
Chủ Nhật, 16 tháng 9, 2007
Cần phải có chương trình đối phó với mực nước biển dâng
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét