Theo hiểu biết thông thường thì ung thư là căn bệnh gây chết người hàng đầu, là nguyên nhân dẫn đến hơn ¼ số ca tử vong. Cứ trong ba người thì có một người phát bệnh ung thư trong thời gian sống và tỷ lệ này sẽ gia tăng.Tuy nhiên, nếu được phát hiện sớm bằng cách tầm soát (screening) thì có thể ngăn chặn hơn ½ loại bệnh ung thư.
Khuynh hướng của căn bệnh ung thư
Nhìn một cách tổng thể thì số người mắc bệnh ung thư có khuynh hướng ngày càng tăng, đặc biệt là ở phụ nữ. Trong số những bệnh ung thư xuất hiện ở nữ giới, ung thư vú có tỷ lệ tăng cao nhất. Ung thư đại – trực tràng hiện là bệnh ung thư phổ biến nhất ở cả nam giới và nữ giới. Cần thiết phải tuyên truyền để mọi người biết về những chương trình tầm soát phát hiện ung thư sớm. Thực hiện những chương trình tầm soát này sẽ có khả năng làm giảm số ca tử vong do ung thư vú, đại tràng, trực tràng và ung thư cổ tử cung. Mặc dù tỷ lệ mắc bệnh ung thư không thể bị đảo ngược hoàn toàn bằng cách khám tầm soát, nhưng việc tầm soát sẽ giúp phát hiện sớm một số loại bệnh ung thư và do đó cơ hội chữa lành hoàn toàn khi được phát hiện sớm là rất cao. Còn những bệnh ung thư không có các chương trình tầm soát hiệu quả như bệnh ung thư phổi thì có thể ngăn ngừa bằng cách bỏ những thói quen xấu chẳng hạn như hút thuốc lá.
Thói quen xấu và Ung thư
So với hút thuốc lá, rượu bia mặc dù ít được biết đến là yếu tố rủi ro gây ung thư nhưng nó cũng có liên quan đến việc tăng rủi ro mắc bệnh ung thư. Dựa trên những nghiên cứu có mẫu lớn, đưa vào cơ thể quá nhiều thức ăn nướng, thức ăn bảo quản như thịt muối và cá muối,và thức ăn béo cũng bị cho là có liên quan đến việc tăng rủi ro bị ung thư. Thói quen nhai cau trầu nhất định có liên quan đến các bệnh ung thư miệng.
Tầm soát ung thư sớm
UNG THƯ VÚ: Các bác sĩ khuyên phụ nữ từ 40 tuổi trở lên nên chụp nhũ ảnh (mammogram) phát hiện ung thư vú 2 năm 1 lần. Một số phụ nữ trong gia đình có tiền sử ung thư vú thì nguy cơ mắc bệnh cao hơn và cần những lời khuyên khác.
UNG THƯ ĐẠI-TRỰC TRÀNG: Những người trên 50 tuổi không có bất kỳ triệu chứng gì thì nhìn chung nên làm xét nghiệm máu ẩn trong phân (FOBT) mỗi năm. Hoặc là kiểm tra nội soi ruột kết 10 năm 1 lần. Tuy nhiên đối với những nhóm nguy cơ khác nhau nên có những kiểm tra tầm soát khác nhau với khoảng cách giữa các lần khám khác nhau.
UNG THƯ CỔ TỬ CUNG: Tất cả phụ nữ đã từng quan hệ tình dục nên làm xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung (PAP smear) trước 25 tuổi. Nên tiến hành Xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung 2 năm 1 lần.
UNG THƯ GAN: Đối với những người mang virus viêm gan B, nên tiến hành đo alpha-fetoprotein 3-6 tháng 1 lần và siêu âm gan 6-12 tháng 1 lần để phát hiện sớm bệnh ung thư gan. Những người mang virus viêm gan B có nguy cơ mắc bệnh ung thư gan cao hơn 200 lần so với người bình thường.
UNG THƯ TIỀN LIỆT TUYẾN: Nam giới trên 50 tuổi mà trong gia đình có người thân dưới 50 tuổi bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư tiền liệt tuyến cần phải được khám tầm soát ung thư bằng thử nghiệm PSA trong máu và khám trực tràng.
Đấu tranh chiến thắng ung thư giai đoạn đầu
Nếu được phát hiện sớm thì các bệnh ung thư vú, đại-trực tràng, cổ tử cung, gan và ung thư tiền liệt tuyến đều có thể chữa lành. Có những chương trình tầm soát ung thư sớm có hiệu quả cao đang được áp dụng trong những chương trình khám sức khỏe tổng quát. Nguyên tắc chữa trị khi phát hiện ung thư sớm là cắt bỏ khối ung thư nguyên phát (khối ung thư đầu tiên). Càng phát hiện sớm khối u thì càng có thể cắt bỏ hoàn toàn bằng phương pháp phẫu thuật.
Có thể cần Hóa trị và Xạ trị
Mặc dù bác sĩ phẫu thuật đã tiến hành phẫu thuật thành công, nhưng vẫn có thể có những tế bào ung thư nhỏ đã di căn khỏi khối ung thư nguyên phát qua đường máu và nằm ở đâu đó trong cơ thể - có thể ở gan, phổi, hay thậm chí là xương. Những tế bào này thuật ngữ gọi là “các ổ di căn nhỏ”, và không thể phát hiện bằng các phương pháp chụp quét bằng tia X thông thường. Do đó cần tiến hành phương pháp hóa trị hậu phẫu để tiêu diệt những tế bào ung thư này. Trị liệu bằng hóa chất là phương pháp truyền hóa chất vào mạch máu; hóa chất sẽ theo máu đi khắp cơ thể để tiêu diệt những tế bào ung thư còn tiềm ẩn trong cơ thể. Không nên nghĩ rằng các tế bào khỏe mạnh bình thường cũng bị sẽ bị phá hủy đồng thời và mãi mãi khi áp dụng phương pháp này. Chúng không bị phá hủy. Các tế bào khỏe mạnh sẽ phục hồi nếu thực hiện theo lịch hóa trị liệu hợp lý. Có thể thực hiện xạ trị sau phẫu thuật tại vị trí của khối ung thư nguyên phát để giảm nguy cơ tái phát.
Các loại thuốc và phương pháp điều trị mới đối với ung thư giai đoạn cuối
Phương pháp trị liệu nhắm đích (Targeted therapy) đang được sử dụng ngày càng nhiều trong điều trị ung thư giai đoạn cuối (giai đoạn 4). Dược phẩm “Những trái bom thông minh” (Smart bombs) giúp xác định ung thư dễ dàng hơn với ít tác dụng phụ hơn, dược phẩm này hiện được kết hợp với hóa trị liệu hoặc sử dụng riêng nhằm kiểm soát ung thư phổi, ung thư vú, các bệnh ung thư đại tràng và ung thư hạch bạch huyết (lymphoma). Ngoài ra cũng có những phương pháp điều trị mới khác tuy chỉ sử dụng hóa trị liều thấp nhưng mang lại hiệu quả cao và đặc biệt là có rất ít tác dụng phụ đối vớI bệnh nhân. Ví dụ, phương pháp mới do Bác sĩ Donald Poon, tác giả bài viết này sáng tạo ra, gọi là OXAFI. Đây là phương pháp điều trị có chi phí vừa phải và đem lại hiệu quả cao đối với điều trị một số tiểu thể (subtype) của các bệnh ung thư gan. Với phương pháp trị liệu OXAFI, kích cỡ của khối u giảm nhanh chóng với chỉ số alpha-feroprotein đo được giảm từ hơn 60.000 ug/L đến mức gần như bình thường trong vòng 2 tháng. Sau đây là ví dụ minh họa khối u của một bệnh nhân ung thư gan đã giảm đến mức gần như không có sau 2 tháng điều trị bằng phương pháp OXAFI.
20/08/2009 21/10/ 2009
Mặc dù nghiên cứu đã giới thiệu nhiều phương pháp mới chẳng hạn như OXAFI nói trên, tuy nhiên cơ hội tốt nhất để chữa lành ung thư vẫn là phát hiện sớm và tầm soát ung thư vẫn là cách chủ yếu để phát hiện ung thư từ giai đoạn đầu.
Bài viết này là của Bác sĩ Donald Poon, chuyên gia tư vấn về ung thư tại Trung tâm Ung thư, Bệnh viện Raffles.
Chuyên môn của bác sĩ Donald Poon được ứng dụng để chữa tất cả các loại bệnh ung thư và đặc biệt là chuyên về ung thư ở người cao tuổi, ung thư dạ dày-ruột non, ung thư gan-mật và ung thư mô liên kết. Ông là giảng viên của trường Trường Y Yong Loo Lin (Yong Loo Lin School of Medicine) thuộc Đại học Quốc gia Singapore (NUS) đồng thời cũng là giảng viên của Chương trình Liên kết Cao học Y Khoa của trường Đại học Duke và Đại học NUS. Bác sĩ Poon cũng là Giám đốc Y khoa danh dự của Hiệp hội Ung thư Singapore và là chủ tịch sáng lập của Hiệp hội Hóa trị liệu cho người lớn tuổi tại Singapore. Công trình nghiên cứu lâm sàng của Bác sĩ Poon đã được xuất bản tại nhiều tạp chí chuyên ngành quốc tế về ung thư, bao gồm tạp chí Lancet Oncology, Cancer. Ông cũng tích cực tham gia vào những dự án về hỗ trợ và chăm sóc sức khỏe, tầm soát ung thư, giáo dục sức khỏe cộng đồng và tiếp cận cộng đồng.
Nhằm giúp các bệnh nhân hiểu rõ hơn vể phương pháp mới này, văn phòng thông tin y tế bệnh viện Raffles tại Hà Nội tổ chức chương trình gặp gỡ và tư vấn với bác sĩ Donald Poon vào ngày 27/6/2010. Để biết thêm thông tin hoặc đặt lịch hẹn với bác sĩ Donald Poon, bạn có thể liên lạc theo số điện thoại: 04.37153826 hoặc email: info@orientalstar.vn.
Nguồn: http://www.orientalstar.vn/contents.asp?msg=213&fields=16
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét