Chủ Nhật, 16 tháng 10, 2011

NHỮNG SỰ KIỆN MÔI TRƯỜNG ĐÁNG GHI NHỚ GIAI ĐOẠN 1972-2004

(Nguồn: Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam)

Việt Nam Thế giới

NHỮNG SỰ KIỆN MÔI TRƯỜNG ĐÁNG GHI NHỚ CỦA VIỆT NAM
Giai đoạn 1972-2004

1972

- Ban hành Pháp lệnh Bảo vệ rừng, thành lập lực lượng Kiểm lâm nhân dân

1973

- Xem xét một số vấn đề liên quan đến môi trường của Đề án Thuỷ điện Hoà Bình

1974

- Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị 127/CT ngày 24/5/1974 về "Đẩy mạnh công tác điều tra cơ bản về tài nguyên và điều kiện thiên nhiên"

1975

- Thành lập Vụ điều tra cơ bản thuộc Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước

1976

- Mở chuyên mục "Bảo vệ môi trường" trên Tạp chí Tin tức Hoạt động Khoa học của Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước

1977

- Tiến hành các chương trình điều tra tổng hợp tài nguyên và điều kiện thiên nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường các vùng đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ, Tây nguyên, Tây Bắc và vùng biển phía Nam

1978

- Hội nghị Đánh giá Hoạt động điều tra cơ bản toàn quốc lần thứ nhất

1979

- Tham gia INFOTERRA- hệ thống đầu mối thông tin môi trường của UNEP (Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc)

- Thực hiện Chương trình Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn do UNICEF tài trợ

- Thành lập Uỷ ban quốc gia điều tra hậu quả chất diệt cỏ và làm trụi lá cây Mỹ dùng trong chiến tranh ở Việt Nam (Uỷ ban 10-80)

- Vụ Điều tra cơ bản lấy tên giao dịch quốc tế là Vụ Tài nguyên và Môi trường

1981

- Công bố Hiến pháp 1981, trong đó có Điều 36 thuộc Chương Chế độ kinh tế qui định trách nhiệm bảo vệ môi trường

- Ban hành Luật Bảo vệ Sức khoẻ của nhân dân

- Tiến hành các chương trình nghiên cứu khoa học trọng điểm cấp Nhà nước về Phát triển và Phân bố lực lượng sản xuất, tài nguyên và môi trường, quy hoạch môi trường vùng Đông Nam Bộ, tiếp tục các chương trình điều tra tổng hợp các vùng (giai đoạn 2)

1982

- Ban hành Quyết định số 71/CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về việc cả nước tổ chức kỷ niệm ngày Môi trường Thế giới hàng năm vào ngày 5/6

- Lần đầu tiên tổ chức kỷ niệm ngày Môi trường Thế giới 5/6 tại Nhà hát lớn- Thành phố Hà Nội

- Tham gia công ước về Bảo vệ Di sản văn hoá và Tự nhiên thế giới (HERITAGE)

1983

- Thành lập Vườn Quốc gia Cát Bà, khu bảo tồn rừng - biển đầu tiên của Việt Nam

- Tiến hành Hội nghị quốc tế về sử dụng hợp lý Tài nguyên thiên nhiên và Bảo vệ môi trường trong khuôn khổ chương trình Tài nguyên và Môi trường

- Phát hành tài liệu Tổng kết công tác điều tra cơ bản

1984

- Hoàn thành và xuất bản dự thảo Chiến lược quốc gia về Bảo tồn- những vấn đề tài nguyên và Môi trường (bằng Tiếng Anh)

- Tổ chức nhiều hội thảo tầm cỡ quốc gia về: quản lý môi trường, môi trường và tài nguyên đất, môi trường nước, môi trường không khí, môi trường và dân số - sức khoẻ và nghiên cứu khoa học về môi trường

1985

- Ban hành nghị quyết số 246/HĐBT ngày 20/9/1985 của Hội đồng Bộ trưởng về "Tăng cường công tác điều tra cơ bản, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường"

- Tổ chức Hội nghị khoa học về biển với tiêu đề "Hướng ra biển".

- Tham gia Tổ chức Đăng ký các hoá chất độc hại tiềm tàng (IRPTC)

1986

- Xuất bản dự thảo Chiến lược quốc gia về bảo tồn (tiếng Việt)

- Tiến hành chương trình về Tài nguyên và Môi trường và các chương trình điều tra tổng hợp (giai đoạn 3)

- Tiến hành đề tài nghiên cứu về dự thảo Luật Bảo vệ Tài nguyên thiên nhiên và Môi trường

1987

- Ban hành Luật Đất đai

- Tiến hành Hội thảo quốc gia "Bảo vệ môi trường bằng pháp luật"

- Tham gia Công ước IAEA về thông báo sớm sự cố hạt nhân

- Tham gia Công ước về trợ giúp trong các trường hợp sự cố hạt nhân hoặc cấp cứu về phóng xạ

1988

- Ban hành Pháp lệnh Bảo vệ và Phát triển Nguồn lợi thuỷ sản

- Thành lập Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (tên viết tắt tiếng Anh: VACNE)

- Hội thảo đầu tiên về Đánh giá tác động môi trường

1989

- Ban hành Pháp lệnh về Tài nguyên Khoáng sản

- Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước kiến nghị Chính phủ và Quốc hội thành lập Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường

1990

- Ban hành Pháp lệnh về Thuế tài nguyên

- Tổ chức thành công Hội nghị quốc tế về Môi trường và Phát triển bền vững tại Cung Đại hội, Hà Nội

- Xây dựng hàng loạt các dự án về bo vệ môi trường

1991

- Thông qua Luật Bảo vệ và Phát triển rừng

- Thông qua Kế hoạch quốc gia về Môi trường và Phát triển bền vững 1991-2000 (Chỉ thị 187/CT ngày 12/6/1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng)

- Tham gia Công ước quốc tế về Ngăn ngừa ô nhiễm do tàu thuyền (MARPOL), Công ước về các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế, đặc biệt là ni cư trú của loài chim nước (RAMSAR)

- Tiếp tục triển khai xây dựng dự thảo Luật Bảo vệ môi trường

1992

- Thành lập Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường

- Đoàn Việt Nam do Phó Thủ tướng Nguyễn Khánh dẫn đầu tham dự Hội nghị của Liên Hợp Quốc về Môi trường và Phát triển (RIO 92), ký các văn kiện và công ước chính đã thông qua tại Hội nghị về môi trường

1993

- Ngày 27/12/1993, Quốc hội khoá IX thông qua Luật Bảo vệ môi trường (15 ngày sau bắt đầu có hiệu lực)

- Thông qua Luật Dầu khí, Pháp lệnh Thú y, Pháp lệnh Bảo vệ và Kiểm dịch Thực vật

- Thành lập Cục Môi trường, (tên giao dịch quốc tế là National Environment Agency- NEA)

- Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Hiệp hội Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN)

- Đại hội lần thứ 2 Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam

1994

- Ban hành Nghị định 175/CP về Hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường

- Trình Báo cáo Hiện trạng môi trường đầu tiên của Việt Nam cho Quốc Hội

- Các công ước sau đây chính thức có hiệu lực đối với Việt Nam: Công ước về buôn bán quốc tế những loài động thực vật có nguy cơ bị đe doạ (CITES), Nghị định thư Montreal về các chất làm suy gim tầng ôzôn, Công ước Viên về Bo vệ tầng ôzôn, Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển, Công ước khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu, Công ước về Đa dạng sinh học

- Ban hành Chỉ thị 406/CT về cấm sản xuất, vận chuyển, buôn bán và đốt pháo nổ trên phạm vi toàn quốc

- Đòi tàu Neptun (Singapore) bồi thường 4,2 triệu USD do tràn dầu ở Cát Lái (thành phố Hồ Chí Minh)

- Ra đời Bản tin Bảo vệ môi trường

1995

- Thông qua Kế hoạch hành động quốc gia về Bảo vệ đa dạng sinh học

- Thông tư 2262/TT-MTg hướng dẫn khắc phục sự cố tràn dầu

- Mạng lưới quản lý nhà nước về BVMT tiếp tục phát triển tới các cơ sở, tăng cường năng lực cán bộ quản lý môi trường

- Hình thành trên thực tế Mạng lưới Monitoring quan trắc và Phân tích Môi trường

- Tham gia Công ước về Kiểm soát việc vận chuyển xuyên biên giới các chất thi nguy hại và việc loại bỏ chúng (Công ước BASEL)

- Việt Nam tham gia "Chiến dịch làm cho Thế giới sạch hơn"

1996

- Thông qua Luật Khoáng sản

- Thông qua Pháp lệnh An toàn và Kiểm soát bức xạ

- Ban hành Nghị định 26/CP Qui định xử phạt vi phạm hành chính về BVMT

- Ban hành Nghị định 07/CP và 78/CP của Chính phủ về Quản lý giống cây trồng và xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật, Chỉ thị 359/TTg và 286/TTg của Thủ tướng Chính phủ về Những biện pháp cấp bách bảo vệ và phát triển động vật hoang dã và bảo vệ và phát triển rừng

- Thông tư 2781/TT-KCM và 2891/TT-KCM hướng dẫn về thủ tục cấp, gia hạn, thu hồi Giấy Chứng nhận đạt Tiêu chuẩn Môi trường và Bảo vệ môi trường Vịnh Hạ Long

- Xác lập biểu trưng của Môi trường Việt Nam hình tròn, màu xanh lá mạ, thể hiện âm dưng-đất biển- bản đồ hình chữ S, cũng là Sustainable (phát triển bền vững) và hình cây nhân cách hoá.

1997

- Ban hành Nghị quyết số 05 của Quốc hội khoá X về tiêu chuẩn các công trình quan trọng quốc gia trình Quốc hội xem xét, quyết định đầu tư (một dạng đánh giá tác động môi trường "chiến lược")

- Ban hành Chỉ thị 199/TTg về việc quản lý chất thải rắn ở các đô thị và khu công nghiệp

- Thành lập Văn phòng GEF Việt Nam

- Tham gia Mạng thông tin Môi trường toàn cầu UNEP net

- Tiến hành Cuộc Thanh tra diện rộng về BVMT (đối với 9384 cơ sở)

- Tổ chức Triển lãm môi trường toàn quốc lần thứ nhất

- Đưa yếu tố môi trường vào tiêu chuẩn xét trao Giải thưởng chất lượng Việt Nam và tiêu chuẩn xét thưởng tại Hội chợ Triển lãm hàng công nghiệp hàng năm

1998

- Bộ Chính trị ra Chỉ thị 36-CT/TW về "Tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước"

- Thông qua Luật Tài nguyên nước

- Tổ chức Hội nghị Môi trường toàn quốc lần thứ nhất

- Tham gia Công ước Chống sa mạc hoá

- Tổ chức Liên hoan phim môi trường toàn quốc lần thứ nhất

- Đại hội lần thứ ba Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam

1999

- Thông qua Luật Khuyến khích đầu tư trong nước

- Phê duyệt Chiến lược quản lý Chất thải rắn tại các đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2020; và phê duyệt Quy chế Quản lý chất thải nguy hại

- Diễn đàn Môi trường ASEAN lần thứ nhất tổ chức tại Hà Nội theo sáng kiến của Việt Nam

- Ban hành thông tư liên bộ về ký quỹ để phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản

- Thành lập Ban chỉ đạo quốc gia khắc phục hậu quả chất độc hoá học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam (Ban Chỉ đạo 33)

- Việt Nam ký Tuyên ngôn quốc tế về Sản xuất sạch hơn

- Bản tin Bảo vệ môi trường nâng cấp thành Tạp chí Bảo vệ môi trường

2000

- Quốc hội thông qua Bộ luật Hình sự sửa đổi, trong đó có Chương XVII- Các tội phạm về môi trường, có hiệu lực từ 1/7/2000

- Thông qua Luật Khoa học và Công nghệ

- Trình Chính phủ Chiến lược quốc gia bảo vệ môi trường đến năm 2010

- Năm Môi trường ASEAN

- Thực thi Chiến lược Bảo tồn rừng tự nhiên và Trồng mới 5 triệu ha rừng

- Giảm hơn một nửa tỷ lệ hộ nghèo đói (từ 30% năm 1992 xuống còn 14% năm 2000)

- Quỹ Cải thiện môi trường của Thành phố Hồ Chí Minh phát huy hiệu lực

2001

- Hiến pháp sửa đổi 2001

- Ban hành Pháp lệnh Phí và Lệ phí

- Bắt buộc tái xuất ra khỏi Việt Nam trên 5000 tấn sắt phế liệu nhập trái phép vào Cảng Hải Phòng

- Lần đầu tiên trao tặng Giải thưởng Môi trường Việt Nam (Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường) và Giải thưởng vì sự nghiệp BVMT (Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam)

- Chính phủ thông qua đề án "Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân"

- Tham gia Công ước về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân huỷ (POP)

- Thẩm định và thông qua Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Đường Xuyên việt Bắc Nam (Đường Hồ Chí Minh), Dự án Cảng Cái Lân

- Ký kết 2 đề án hợp tác nghiên cứu với Mỹ về khắc phục hậu quả chất độc da cam/đioxin lên con người và môi trường

- Lần đầu tiên, kinh phí sự nghiệp nghiên cứu khoa học được sử dụng cho các hoạt động quản lý môi trường của nhiều Bộ/ngành địa phương

2002

- Thành lập Bộ Tài nguyên và Môi trường

- Thành lập Quỹ Môi trường Việt Nam

- Xây dựng Chương trình Nghị sự Agenda 21 của Việt Nam

- Việt Nam tham gia Hội nghị thượng đỉnh Thế giới về Phát triển bền vững

- Tổ chức Hội nghị Môi trường toàn quốc lần thứ hai

- Diện tích phủ xanh vượt mức an toàn sinh thái vùng nhiệt đới, đạt 33,2% tỷ lệ rừng tự nhiên

- Tổ chức Hội nghị Việt - Mỹ đầu tiên về hậu quả chất độc da cam/đioxin lên con người và môi trường

- Ký kết Biên bản Nhóm Hỗ trợ quốc tế về Môi trường (ISGE)

- Chủ tịch ASOEN Việt Nam trở thành Chủ tịch ASOEN của ASEAN

2003 - Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 45 ngày 2/4/2003 về việc thành lập các Sở Tài nguyên và Môi trường ở địa phương
-Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 64 ngày 22/4/2003 phê duyệt "Kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiểm môi trường nghiêm trọng"
- Chính phủ ban hành Nghị định số 82 ngày 26/6/2003 về việc thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam
- Chính phủ ban hành Nghị định số 109 ngày 23/9/2003 về bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước
- Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 256 ngày 2/12/2003 phê duyệt Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020
- Thành lập Hội nạn nhân chất độc da cam/đioxin Việt Nam (18/12/2003)
2004 - Các nạn nhân chất độc da cam/đioxin nộp đơn kiện các công ty hoá chất Mỹ đã sản xuất các loại hoá chất độc này để quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam, gây hậu quả nghiêm trọng và kéo dài về sức khoẻ và môi trường
- Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 153 ngày17/8/2004 ban hành Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam)
- Bộ Chính trị Ban Chấp hành TƯ Đảng Cộng sản Việt Nam ra Nghị quyết số 41 - NQ/TƯ "về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước"
- Hoàn thành quá trình điều chỉnh, bổ sung Luật Bảo vệ môi trường đã thông qua năm 1993 để trình Quốc hội ban hành

Về đầu trang

NHỮNG SỰ KIỆN MÔI TRƯỜNG ĐÁNG GHI NHỚ CỦA THẾ GIỚI
Giai đoạn 1972-2002

1972

- Nhà kinh tế học Babra Ward và nhà vi trùng học René Dubos công bố cuốn “Chỉ có một trái đất” tại Hội nghị của Liên Hợp Quốc về môi trường con người tại Stockholm.

- Câu lạc bộ Rome xuất bản cuốn “Giới hạn cho sự phát triển” làm bùng lên nhiều cuộc tranh cãi.

- Phóng vệ tinh mặt đất.

- Công ước UNESCO về bảo vệ các di sản văn hoá và tự nhiên thế giới.

1973

- Chương trình môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) trở thành cơ quan đầu tiên của Liên Hợp Quốc có trụ sở đặt tại một quốc gia đang phát triển (Nairobi, Kênia).

- Các nước A rập thành viên của Hiệp hội các quốc gia xuất khẩu dầu lửa giảm lượng dầu xuất khẩu sang Châu Âu và khởi xướng chiến dịch cấm vận chống Hoa Kỳ, mở đầu cho cuộc khủng hoảng năng lượng.

- 80 quốc gia đã ký Công ước về buôn bán quốc tế những loài động thực vật đang bị đe doạ (CITES).

- Phong trào Chipko đã ra đời ở miền Bắc Ấn Độ nhằm bảo vệ các loài cây trước nạn buôn bán gỗ lậu tại vùng núi Himalaya.

- Công ước về Ngăn chặn ô nhiễm do tàu thuyền (MARPOL).

1974

- Chấp nhận Chương trình biển cấp khu vực và Kế hoạch hành động Địa Trung Hải.

- Nhà hoá học Sherwood Rowland và Mario Molina mô tả phương thức các chất khí CFC phá huỷ các phân tử ô zôn.

1975

- Đại hội đồng Liên Hợp Quốc giao cho UNEP trách nhiệm cung cấp những hỗ trợ về mặt kỹ thuật trong lĩnh vực luật môi trường.

- Công ước CITES có hiệu lực.

1976

- Thành lập Tổ chức Đăng ký quốc tế các hoá chất độc hại tiềm tàng (IRPTC)

- Vụ nổ hoá chất gây phát tán chất độc màu da cam ở Seveso, ngoại ô Milan.

- Công ước về Bảo vệ biển Địa Trung Hải tránh khỏi ô nhiễm.

1977

- Kế hoạch hành động Bảo tồn, quản lý và sử dụng động vật biển có vú của Chương trình môi trường Liên Hợp Quốc và Tổ chức năng lượng quốc tế (UNEP/FAO).

- Phong trào Vành đai Xanh ra đời ở Kênia.

1978

- Tàu Amoco Cadiz bị đắm trong vùng duyên hải của Pháp, làm thất thoát 68 triệu galon dầu, phủ kín 110 dặm dọc bờ biển.

- Hội đồng qun lý UNEP thông qua nguyên tắc đạo đức môi trường nhằm hướng dẫn các nước trong việc bảo tồn và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên mà hai hay nhiều quốc gia cùng chia sẻ.

- Công ước khu vực Kuwait về hợp tác trong lĩnh vực bảo vệ môi trường biển tránh ô nhiễm.

- Tổ chức chủ nhân kênh đào Love được thành lập sau khi những chủ nhân này phát hiện ra họ đang sống trên khu vực chôn lấp rác thải chính ở thác Niagara, New York

1979

- Công ước về bảo tồn các loài động vật di cư hoang dã.

- Nhà máy năng lượng hạt nhân đảo Three Mile dò rỉ hoá chất lỏng, gây thẩm thấu cục bộ.

- Công ước Geneva về ô nhiễm không khí xuyên biên giới trong phạm vi rộng.

- Hội nghị thế giới đầu tiên về biến đổi khí hậu ở Geneva.

- Cách mạng xảy ra ở Iran và việc giảm sản lượng dầu lửa khởi nguồn cho cuộc khủng hoảng năng lượng lần thứ hai.

1980

- UPEP phối hợp với IUCN và WWF ban hành Chiến lược bảo tồn thế giới, được coi như tuyên bố chính trị chung đầu tiên về mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển bền vững.

- Hội đồng Brandt xuất bản cuốn "Nam Bắc: Chương trình vì sự sinh tồn".

1981

- Hoàn thiện bản đánh giá toàn diện tác động của nhiên liệu hoá thạch, năng lượng hạt nhân và năng lượng có khả năng tái tạo đối với môi trường.

- Công ước về hợp tác trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển môi trường biển và ven biển Tây và Trung phi.

- Công ước về Bảo vệ môi trường biển và khu vực ven biển vùng Đông Nam Thái Bình Dưng.

1982

- UNEP tổ chức Hội nghị Stockholm + 10 tại Nairobi. Các bên tham gia đồng ý đưa ra tuyên bố.

- Chương trình Montevideo về Phát triển và đánh giá định kỳ luật môi trường.

- Công ước khu vực về bảo tồn môi trường Hồng Hải và Vịnh Aden.

- Thành lập Viện Tài nguyên Trái đất

- Tế bào thực vật biến đổi gen đầu tiên.

1983

- Công ước về Bảo vệ và phát triển môi trường biển vùng Caribê mở rộng.

1984

- Quỹ truyền hình môi trường (TVE) được thành lập với sự cộng tác của Hãng truyền hình Trung ưng Anh Tổ chức hội nghị thế giới đầu tiên về quản lý môi trường.Thảm hoạ Bhopal, nhà máy sản xuất phân bón Union Carbide thành phố Bhopal ấn Độ rò rỉ xyanua làm 2.000 người chết, 8.000 người khác chết do chịu ảnh hưởng hoá chất lâu dài.

1985

- Công ước Viên về Bảo vệ tầng ô zôn.

- Công ước về Bảo vệ, quản lý và phát triển môi trường biển và ven biển khu vực đông Phi.

- Các nhà khoa học phát hiện ra lỗ thủng tầng ôzôn trên vịnh Antartica.

- Con tầu hoà bình xanh Rainbow Warrior bị đánh bom tại vịnh Auckland, New Zealand bởi tổ chức Pháp Intelligence. Một phóng viên Anh đã bị chết.

1986

- Thảm hoạ nổ nhà máy điện nguyên tử Chernobyl tại Ukraina. 31 người thiệt mạng ngay lập tức.

- Chương trình quản lý thân thiện với môi trường đối với vùng nước nội địa, nhằm giúp đỡ chính phủ các nước lồng ghép các mối quan tâm đối với môi trường vào các chính sách vùng nước nội địa của họ.

- Công ước về Bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường tại khu vực Nam Thái Bình Dương

- Uỷ ban săn bắt cá voi quốc tế ban bố lệnh tạm ngừng buôn bán cá voi.

- Vụ tràn hoá chất Sandoz trên sông Rhine, Thuỵ Sỹ.

1987

- Nghị định thư Montreal về các chất gây suy giảm tầng ôzôn.

- Nguyên tắc Cairo về quản lý chất thải độc hại.

- Kế hoạch hành động Quản lý thân thiện với môi trường hệ thống sông Zambezi.

- Cuốn “Tương lai chung của chúng ta” được Uỷ ban thế giới về môi trường và phát triển xuất bản.

1989

- Công ước Basel về quản lý vận chuyển xuyên biên giới và chôn lấp các chất thải độc hại.

- Vụ chìm tàu chở dầu Exxon Valdez tại eo biển Hoàng tử William, Alaska, làm tràn 11 triệu galon dầu.

1990

- Thành lập Trung tâm hợp tác năng lượng tại Đan Mạch nhằm thúc đẩy sự phát triển của các kế hoạch năng lượng quốc gia thân thiện với môi trường.

1991

- Chiến tranh vùng vịnh Ba tư gây ra thảm hoạ môi trường do làm tràn và cháy hàng triệu lít dầu thô.

- Thành lập Quỹ môi trường toàn cầu (GEF) với sự tham gia với tư cách thành viên của UNEP, UNDP, WB.

- Nghị định thư về Bảo vệ môi trường, bổ sung cho Hiệp ước Nam cực, được ký tại Madrid.

1992

- Hội nghị Liên Hợp Quốc về Môi trường và Phát triển ở Rio.

- Công ước về Bảo vệ Biển Đen tránh khỏi ô nhiễm.

- Công ước khung về biến đổi khí hậu.

- Công ước về Đa dạng sinh học.

1993

- Chương trình Montevideo II về Phát triển và đánh giá định kỳ luật môi trường.

1994

- Công ước Liên Hợp Quốc về chống sa mạc hoá (tại các nước thường xuyên phải chịu hạn hán nghiêm trọng và/hoặc nạn sa mặc hoá, đặc biệt tại Châu Phi).

- Nhóm liên chính phủ của Liên Hợp Quốc xây dựng báo cáo biến đổi khí hậu cảnh báo về những ảnh hưởng nghiêm trọng lâu dài của hiện tượng hiệu ứng nhà kính.

1995

- Chương trình toàn cầu hành động bảo vệ môi trường biển trước các hoạt động từ đất liền.

- Báo cáo đánh giá đa dạng sinh học toàn cầu.

- Báo cáo đánh giá lần II về biến đổi khí hậu.

- Giudeline quốc tế về an toàn sinh học.

1996

- ISO 14000 đưa ra hệ thống quản lý môi trường trong công nghiệp.

- Hiệp ước toàn diện về cấm thử vũ khí hạt nhân.

1997

- Nghị định thư Kyoto được 122 quốc gia thông qua.

1998

- Sự trợ giúp hợp tác Liên Hợp Quốc trong công tác chống cháy rừng ở Nam Phi.

1999

- Thành lập lực lượng đặc biệt đánh giá ảnh hưởng của xung đột vùng Balkans đối với môi trường.

- Ngày 12 tháng 10 được coi là “ngày người thứ 6 tỷ” của dân số thế giới theo ước tính của Liên Hợp Quốc.

- Thành lập phái đoàn môi trường Guinea đánh giá những ảnh hưởng đối với môi trường do người tị nạn từ Siera và Liberia gây ra.

2000

- Chúng ta – những dân tộc: vai trò của Liên Hợp Quốc trong thế kỷ 21. Báo cáo thiên niên kỷ của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc tại trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York.

- Nghị định thư Cartagena về An toàn sinh học áp dụng các biện pháp phòng ngừa đối với việc buôn bán động thực vật biến đổi gien.

2001

- Chủ nhiệm Dự án biến đổi gien người và Tổng thống Clinton tuyên bố hoàn thành bản phác thảo sơ đồ chuỗi ADN của bộ gien người.

- Công ước Stockholm về các chất hữu cơ khó phân huỷ yêu cầu loại bỏ hoàn toàn việc sử dụng 9 loại thuốc trừ sâu độc hại, khó phân huỷ và hạn chế sử dụng một số loại hoá chất khác.

- Hiệp ước về nguồn gien thực vật cho lương thực và Nông nghiệp được thông qua tại Hội nghị của Tổ chức nông lương - FAO (được tái khẳng định bằng quyết định tại Hội nghị các bên tham gia Công ước đa dạng sinh học tháng năm 5 năm 2002).

2002

- Hội nghị thượng đỉnh Trái đất về Phát triển bền vững tại Johannesburg, Nam Phi.

Không có nhận xét nào: