Mặc dù có nhiều bạn tốt giúp đỡ khi tôi chưa và mới sang, nhưng tôi mất kha khá thời gian để tìm hiểu những thông tin sau đây. Do đó, tôi viết bài này hy vọng có thể giúp ích được chút gì đó cho những người mới sang. Ai đã qua lâu và có kinh nghiệm gì khác xin vui lòng bổ sung/sửa lại cho đúng và chia sẽ thêm cho người sau. Hy vọng mọi người sớm ổn định cuộc sống nơi xứ người và sống vui, sống khỏe và sống có ích, gặt hái được nhiều thành công, v.v.
1. Sức khỏe và bảo hiểm y tế
1.1. Sức khỏe tốt… “tài sản lớn nhất của đời người…”
Ai cũng biết sức khỏe là quan trọng lắm, “Sức khỏe là lợi tối thắng…” và còn sống là còn những thứ khác. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân (nghiên cứu/học hành với nhiều deadlines và tham vọng, đi làm thêm, thời tiết khắc nhiệt, thức khuya dậy sớm, ăn uống thất thường, v.v) mà sức khỏe chúng ta nhiều khi gặp trục trặc. Chính tôi cũng gặp trục trặc sức khỏe khá nguy kịch ngay khi mới sang được một thời gian.
Do đó, từ kinh nghiệm đau thương của bản thân, tôi mong mọi người chú ý kiểm tra sức khỏe tổng quát ngay khi mới sang và chích ngừa những thứ cần thiết (như viêm gan, v.v.) cho mình và người thân. Yên tâm là bảo hiểm sẽ trả hết và việc làm điều này cũng thuận lợi.
Nên lưu lại số điện thoại cứu thương (000) trong máy và ghi chổ nào trong nhà dễ nhìn để dùng khi cần. Tìm hiểu thông tin về bệnh viện tại khu vực mình cư trú và cách đi đến đó nhanh nhất khi cần cũng là điều thuận lợi (Ở Canberra thì bệnh viện The Canberra Hospital http://health.act.gov.au/health-services/canberra-hospital/ là lớn nhất và tốt nhất). Khi sức khỏe có những biểu hiện bất thường thì nên nói chuyện với bạn/người thân (đặc biệt đối với người ở một mình cần chú ý) và sắp xếp đi khám ngay. Chọn cho mình và gia đình một bác sĩ mà mình thấy tốt nhất (hiểu bệnh của mình, gần nhà, tốt bụng và nhiệt tình, v.v.) làm GP để theo dõi sức khỏe cho cả nhà. Sau này khi đi khám ở đâu đều có thể yêu cầu họ gửi thông tin về cho bác sĩ gia đình (GP) của mình để bác sĩ và mình đều có đầy đủ thông tin về bệnh tình của mình và gia đình.
Sắp xếp lịch sinh hoạt hàng ngày (ăn uống, nghĩ ngơi, thể dục, v.v…) cho phù hợp điều kiện học hành/công việc và sức khỏe của mình. Điều này thì ai cũng biết và đã cố làm. Tuy nhiên, nói thì dễ nhưng làm thì khó lắm. Do đó, phải cố gắng lắm mới có thể duy trì lịch sinh hoạt hợp lý, giúp có sức khỏe tốt, như thế mình mới “đi xa” thành công được.
Thông thường khi bị bệnh, đặc biệt là bệnh nan y, thì ai cũng lo lắng hoặc sợ hãi cả. Đó cũng là lẽ thường, vì nó có thể ảnh hưởng đến học hành, công việc, v.v. Tuy nhiên, càng lo lắng và sợ hãi thì bệnh tình càng nặng và lại gieo thêm bệnh khác có điều kiện khởi phát. Chỉ có một cách phù hợp nhất là: Bình thản chấp nhận căn bệnh, tìm hiểu về bệnh của mình dưới nhiều góc độ khác nhau (y học đông phương, y học tây phương, tâm linh, v.v.), trao đổi với bác sĩ điều trị và lựa chọn phương án tối ưu nhất cho mình. Ăn uống, nghĩ ngơi và thể dục để tăng sức đề kháng và hệ miễn dịch sẽ giúp cho điều trị bệnh tốt hơn. Tôi tìm thấy bài viết của một du học sinh bị bệnh nan y chia sẽ tại đây http://rungthien.blogspot.com/2011/10/ung-thu-gan-thu-thach-so-phan.html, tôi áp dụng theo và thấy có ích trong điều trị cho bệnh của mình.
1.2. Bảo hiểm y tế
Khi chúng ta hoặc ai đó đã mua bảo hiểm cho chúng ta, thì mọi người có thể vào trang này https://www.oshcworldcare.com.au/member_student/os140.aspx để order thẻ cho mình. Khi muốn gia hạn, nâng cấp từ cá nhân lên gia đình hay thay đổi địa chỉ thì mình cũng có thể thao tác online. Khi muốn đóng tiền để nâng cấp từ cá nhân lên gia đình (Upgrade to family cover) thì nhớ kiểm tra online và offline (đến văn phòng của OSHC) để xem bên nào phải trả ít tiền hơn.
Khi mình khám/chữa bệnh và đã trả tiền trước, thì có thể vào mạng trên nhập thông tin của mình và vào mục Students, tìm đến phần thích hợp hoặc đến văn phòng của OSHC gần nhất để xin đơn claim lại tiền đã chi. Các khoản mà bảo hiểm chi trả hoặc không chi trả có thể tham khảo tại https://www.oshcworldcare.com.au/about_oshc.aspx#whatisnot
2. Bảo đảm sự an toàn cho mình và gia đình
Có những du học sinh tại Úc đã bị những người say xỉn tấn công. Có nhiều người bắt gặp những người hút chích và để lại kim tiêm còn dính máu bên đường, gần những nơi mà người khác đi qua (rất nguy hiểm cho trẻ con). Miễng chai vỡ thấy nhiều chổ trên đường. Có nhiều chổ còn có rắn rết độc. Giao thông nếu so với Việt Nam thì tốt hơn nhiều; nhưng vẫn có nhiều người đi không tuân thủ luật giao thông, nên tai nạn vẫn có xảy ra.
Những rủi ro trên đây mình cũng nên tìm hiểu và quan tâm xem vùng mình thế nào, để đảm bảo sự an toàn cho mình và gia đình. Do đó, lưu số điện thoại của công an/cứu thương (giống nhau 000) để dùng khi cần là điều cần thiết.
3. Ngân hàng và điện thoại
3.1. Ngân hàng và giao dịch qua ngân hàng
Thông thường, ai đi theo học bổng (Ausaid) thì đã được họ mở tài khoản cho rồi. Commonwealth bank và ANZ là hai ngân hàng lớn và cũng đã có mặt tại Việt Nam. Với sinh viên thì hai ngân hàng này đều không tính phí duy trì. Sử dụng 2 ngân hàng này cũng thuận lợi. Khi mở tài khoản nên đăng ký thêm tài khoản Netbank Saver. Việc chuyển tiền giữa các tài khoản của từng ngân hàng là miễn phí và thực hiện dễ dàng qua mạng. Để tiền trong Netbank Saver cũng có được một ít lãi suất, nhưng không thanh toán được, nên phải để tiền trong SAV để chi dùng.
Có thể quản lý và sử dụng tài khoản 2 ngân hàng này tại 2 đường links sau một cách đơn giản https://www.my.commbank.com.au/netbank/Logon/Logon.aspx và https://www.anz.com/INETBANK/bankmain.asp
3.2. Điện thoại
Có nhiều hãng điện thoại khác nhau (Vodafone, Optus, v.v ), nên tham khảo người đến trước để dùng loại nào cho tiện. Ở Canberra nhiều người dùng Vodafone thì mình chọn hãng đó cũng sẽ tiết kiệm vì có thể gọi qua lại cho nhau không tốn tiền. Dùng Vodafone cho phép mình kiểm tra việc tiêu xài điện thoại trên mạng luôn https://www.myvodafone.com.au/auth/login?pcode=mybill&url=https%3A%2F%2Fselfserve.myvodafone.com.au%2FmyBill%2Fdo%2FloadService. Đăng ký Vodafone phải mang theo: hộ chiếu/visa, tài khoản ngân hàng (certificate of balance), xác nhận học bổng của chương trình học bổng (Ausaid).
Mọi người có thể dùng Optus (loại prepaid sim) https://www.optus.com.au/ để gọi về Việt Nam.
4. Giao thông và đi lại
4.1. Đi bộ, xe đạp và phương tiện công cộng
Đi bộ và đi xe đạp thì rất tốt cho sức khỏe, nhưng có thể không thích hợp cho người phải đi xa và phải đi vào mùa lạnh và mưa. Vì thế, xe buýt/tàu điện là một trong những phương tiện đi lại tiết kiệm và khá thuận lợi. Đi phương tiện công công thì nên mua thẻ. Thẻ nên đăng ký mua tại trường để được hưởng giá sinh viên. Nếu ở Canberra thì có thể đăng ký mua vé xe buýt (MyWay) có thể đăng ký mua tại Co-op ở Union Court của trường ANU, nếu muốn nhập thêm tiền thì đến MyWay ở gần platform 4 ở central bus station hoặc online. Nên đăng ký thẻ của mình để khi mất thì có thể báo lấy lại và kiểm tra số tiền còn khi cần tại http://www.transport.act.gov.au/myway/register.html. Nếu muốn dùng xe buýt đi xa thì ở Canberra mọi người hay sử dụng Murrays tại http://www.murrays.com.au/Default.aspx
4.2. Đi bằng ô tô riêng
Muốn đi ô tô riêng thì có thể thi lấy bằng lái xe trước khi qua. Nếu lấy bằng lái xe ở Việt Nam để qua đây chạy thì có lẽ nên tham khảo luật bên này tại trang http://www.roadready.act.gov.au/c/roadready để tránh bị phạt hay tai nạn không đáng có.
Đối với những người chưa có bằng lái ở Việt Nam thì trước phải đăng ký thi lấy bằng L, nên thực tập kiến thức lý thuyết tại http://www.roadready.act.gov.au/c/roadready?a=da&did=1001321 (nhập 2612 hoặc số code nào đó thích). Có thể đăng ký thi lấy bằng L tại thư viện công cộng tại Civic, Dickson, v.v. http://www.library.act.gov.au/library_services/library_locations_and_opening_hours Sau khi có bằng L, mình có thể tập lái nhưng phải có người bằng P trở lên ngồi kèm. 6 tháng sau khi có bằng L thì mình có thể đăng ký thi lấy bằng P. Mọi người hay chọn phương án nhờ thầy kèm để thi luôn (Logbook). Để có thông tin cụ thể thầy nào thì nên hỏi người đã thi bằng P bên này chỉ cho tiện.
Muốn mua ô tô thì có thể đến shop hoặc mua online http://www.allclassifieds.com.au/ac/ac0002 hoặc http://www.carsales.com.au/all-cars/results.aspx?vertical=car&eapi=2&distance=25&silo=stock&N=1216%201282%20897+1621&Range=Price:Min,Max~1|Mileage:Min,Max|Year:Min,Max|Seats:Min,Max|EngineSize:Min,Max&sort=default. Khi mua nên tham khảo giá cả tại đây http://www.redbook.com.au/ để tránh mua đắt. Nếu có ai có kinh nghiệm xem xe thì nên nhờ để tránh mua xe hay bị hỏng sinh mệt.
5. Chổ ở và đi làm thêm
5.1. Chổ ở
“An cư mới lạc nghiệp”. Chọn một chổ ở phù hợp và lâu dài trong suốt quá trình học không là điều dễ, ít ra là tại Canberra. Vì thế, cần phải chuẩn bị cho kỹ trước khi đưa gia đình sang, nếu ai có ý định đó. Nhiều anh em Việt Nam được ở Currong apartment. Tuy nhiên, với những ai không kiếm được những chổ như vậy thì săn lùng trên các trang này là chính http://housingonline.anu.edu.au/Accomm/Renting/db.php hoặc http://www.allhomes.com.au/ah/act/rent-residential
5.2. Đi làm thêm
Muốn đi làm thì nên đăng ký mã số thuế (TFN) tại http://www.ato.gov.au/youth/content.aspx?doc=/content/40962.htm&mnu=11648&mfp=001/013
Thông tin về việc làm có thể tìm kiếm tại http://mycareer.com.au/tools/alerts/default.aspx?taskID=07940e04-4dd4-46d3-8934-2bc0fe01807e và http://www.seek.com.au/JobSearch?DateRange=31&SearchFrom=quick&Keywords=&industry=1212&state=3100&locationtext=Canberra&IsAreaUnspecified=True&page=1&worktype=243%2C244%2C245
Ngoài ra, hỏi han những người đi trước để nhờ giới thiệu công việc là một kênh tốt.
Nếu có đi làm thì nhớ claim lại thuế trước khi về, nếu không dùng đến thì gửi tui dùng thay cho hay làm từ thiện cũng tốt vậy.
Ai có nhu cầu mời người nhà sang Úc cần phải chuẩn bị VISA thì có thể tham khảo bằng cách bấm nút tại CHUẨN BỊ VISA CHO NGƯỜI THÂN SANG ÚC. Nếu ai có con nhỏ cầu cho đi học mẫu giáo thì có thể tham khảo thêm tại đây CHUẨN BỊ HỒ SƠ CHO BÉ ĐI NHÀ TRẺ (TRẺ DƯỚI 6 TUỔI).
Chúc mọi người luôn khỏe mạnh, hạnh phúc và thành công!
TK- 10/01/2012
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét